Nắng như chảo lửa: Bác sĩ chỉ ra những nghề dễ mắc ung thư da

Theo các bác sĩ da liễu, nắng nóng chỉ số tia tử ngoại tăng cao là thời điểm da bị tấn công nhiều nhất và nguy cơ ung thư da cũng tăng lên, đặc biệt là những người làm việc ở ngoài trời.

Tia cực tím gây ung thư da. Ảnh minh họa.

Ung thư vì làm việc ngoài nắng nhiều

Bà Nguyễn Thị H. 54 tuổi quê ở Nam Định bị một vết lạ ở mặt 2, 3 năm nay nhưng bà H. chưa đi khám ở đâu vì nghĩ đó là mụn ruồi, viêm da thông thường. Khi vùng da ngứa, tạo các bờ khó chịu. Bà H. ở nhà đắp thuốc nhưng không đỡ mà vết loét có hiện tượng rộng hơn.

Bà H. lên bệnh viện huyện khám bác sĩ kê thuốc viêm da và tiêm kháng sinh 1 tháng không đỡ. Bà được người quen khuyên lên Hà Nội kiểm tra. Kết quả khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương, bác sĩ cho biết bà H. bị ung thư da tế bào đáy một bệnh ung thư da phổ biến do tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời.

Bà H. làm nông dân ở quê. Ngoài làm nông, gia đình bà còn trồng thêm vài sào hoa màu nên ngày nào bà cũng phơi mình ngoài trời nắng thành quen. Bà kể chỉ đội qua nón mũ, có lúc cũng chủ quan với sức khỏe của mình. Khi bác sĩ nói ung thư da do tác đụng của ánh nắng vào làn da một thời gian dài. Bà H. chỉ ngậm ngùi những người làm nông dân như bà sao tránh khỏi nắng nóng.

Hay như trường hợp của ông Vũ Văn C. 61 tuổi, quê Hưng Yên. Ông C. cũng bị ung thư da tế bào đáy với vùng da ở gần thái dương đã bị loét, chảy máu. Ông C. kể ban đầu da chỉ là tổn thương như mụn trứng cá và một thời gian dài nó to như đầu ngón tay cái. Ông C. thấy khó chịu hay lấy tay cậy ra và cũng chẳng khám xét, uống thuốc gì.

Đến khi vùng da bắt đầu loét và không liền lại dù ông rắc thuốc hay làm các biện pháp khác. Con trai đưa đi khám, bác sĩ nhìn qua đoán ung thư da và giới thiệu lên tuyến trên kiểm tra kỹ hơn.

Qua sinh thiết tế bào, bác sĩ chẩn đoán ung thư da tế bào đáy. Ông C. đã được phẫu thuật cắt bỏ phần da bị tổn thương do ung thư và sắp tới sẽ tiến hành xạ trị.

Tia tử ngoại ảnh hưởng tới da như thế nào?

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Minh – Phó trưởng khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu trung ương, ung thư da là bệnh bệnh ung thư tế bào ác tính sinh ra và phát triển ở các vùng da. Trong ung thư da có ung thư hắc tố melamin, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai. Trong đó ung thư tế bào đáy là loại ung thư da hay gặp và có tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Bệnh hay gặp ở những người trên 40 tuổi và ở nam giới nhiều hơn nữ.

Nguyên nhân ung thư da tế bào đáy theo bác sĩ Minh là do ánh nắng mặt trời. Đến nay, nhiều nghiên cứu đã xác định tia cực tím là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư da, nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy. Những người làm việc ngoài trời có tỉ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy rất cao. Khoảng 80% các thương tổn ung thư biểu mô tế bào đáy ở vùng da hở.

Chính vì thế, những người làm công nhân ngoài trời như thợ xây, công nhân cầu đường, xe ôm, nông dân… là những người có nguy cơ bị ung thư da cao nhất. Các bệnh nhân bác sĩ Minh thường gặp đa số họ đều là nông dân, thợ xây có thời gian làm ngoài nắng từ sáng tới trưa và từ trưa tới tối.


Khi làm việc ngoài trời, các chùm tia tử ngoại có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên các sợi ADN trong quá trình phân chia tế bào gây những sai lệch trong quá trình tổng hợp ADN. Những sai lệch này luôn luôn được sửa chữa một cách kịp thời. Vì một lý do nào đó những thay đổi này không được sửa chữa ví dụ như bệnh khô da sắc tố, một bệnh di truyền lặn do đột biến gen XP, khả năng mắc bệnh ung thư da gấp 1000 lần so với người bình thường.

Người bệnh thường có các triệu chứng bắt đầu là u kích thước từ 1 đến vài cen-ti-mét, mật độ chắc, bóng, trên có giãn mạch. Thương tổn không ngứa, không đau, tiến triển chậm có thể có loét.

Một số trường hợp có tổn thương xơ hóa, thường gặp ở vùng mũi hoặc trán, biểu hiện là thương tồn bằng phẳng với mặt da, đôi khi thành sẹo lõm, thâm nhiễm, trên có các mạch máu giãn, giới hạn không rỗ ràng với da lành….

Khi có các tổn thương người bệnh thường nhầm lẫn do viêm da hoặc do các bệnh lý da khác mà ít nghĩ tới ung thư da. Chỉ đến khi vết loét ngày càng lan rộng họ mới tìm tới bác sĩ da liễu.

Bác sĩ Minh cho biết cách phòng ung thư da tốt nhất là tránh ánh nắng. Nếu phải làm việc ngoài trời nắng cần trang bị chống nắng đầy đủ như sử dụng kem chống nắng, mặc quần áo dài che chắn nắng bằng các công cụ vật lý, mũ vành rộng, khẩu trang và kính râm bảo vệ. Hạn chế tối đa ra nắng thời gian từ 10h đến 16h vì thời điểm này tia tử ngoại hoạt động mạnh nhất.



Khánh Chi

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !