Dàn mỹ nhân 'Hồng lâu mộng' nhiều thay đổi sau 32 năm

“Hồng lâu mộng” (1987) đã đưa nhiều gương mặt trẻ lên hàng ngôi sao. Sau nhiều năm, hầu hết diễn viên trong phim đều đã đổi nghề, không tiếp tục theo nghiệp diễn.

Năm 1987, bộ phim Hồng lâu mộng chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Tào Tuyết Cần chính thức ra mắt khán giả Trung Quốc. Sở hữu dàn diễn viên xinh đẹp, diễn xuất tốt, Hồng lâu mộng được coi là tác phẩm kinh điển trong lịch sử phim truyền hình Hoa ngữ.

Thành công của bộ phim đã đưa tên tuổi của dàn diễn viên lên hàng ngôi sao. Có bước đệm vững chãi là vậy nhưng không phải mỹ nhân nào trong phim cũng chọn gắn bó lâu dài với nghiệp diễn.

Nàng Tiết Bảo Thoa do nữ diễn viên Trương Lợi thủ vai khiến khán giả mê đắm bởi nhan sắc kiều diễm, thần thái cuốn hút. Sau thành công của Hồng lâu mộng, cô không tiếp tục sự nghiệp đóng phim. Thay vào đó, nữ diễn viên sang Canada du học rồi đầu tư kinh doanh. Trương Lợi sở hữu khối tài sản lớn cùng vẻ ngoài trẻ trung xinh đẹp dù đã 54 tuổi. Ở tuổi ngũ tuần, cô chọn cuộc sống độc thân, không chồng con.

Bà xã của nam diễn viên Trương Quốc Lập - Đặng Tiệp vào vai Vương Hy Phượng - người phụ nữ sắc sảo, nhạy bén.

Trong suốt sự nghiệp diễn xuất của mình, nữ diễn viên đã tham gia nhiều tác phẩm thành công như Tể tướng Lưu Gù, Khang Hy vi hành… Sau khi kết hôn vào năm 1989, cô dành nhiều thời gian chăm lo cho gia đình.

Hiện tại, nữ diễn viên thường xuất hiện với vai trò nhà sản xuất. Năm 2019, vợ chồng Đặng Tiệp cùng xuất hiện trên chương trình thực tế Hạnh phúc tam trọng tấu.

Nữ diễn viên Quách Tiêu Trân trong vai Sử Tương Vân cũng chọn cách sống khá bình lặng sau thành công của Hồng lâu mộng. Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ bị tàn tật nên cô sớm phải bươn chải kiếm tiền.

Tới năm 2007, Tiêu Trân được điều tới một học viện nghệ thuật ở An Huy. Từ đó tới nay, cô trở thành giảng viên tại học viện này.

Trong Hồng lâu mộng bản 1987, vai diễn Giả Nghênh Xuân yếu ớt do hai diễn viên Kim Lợi Lợi và Mâu Nhất đóng. Vì vướng lịch học ở Học viện Hí kịch Trung ương, Kim Lợi rời bộ phim. Mâu Nhất là người đóng tiếp vai Giả Nghênh Xuân. Tuy nhiên, vì không quá yêu thích diễn xuất nên nữ diễn viên đã đổi nghề sang kinh doanh sau khi bộ phim kết thúc.

Nữ diễn viên Đông Phương Văn Anh đóng vai Giả Thám Xuân lại có sự nghiệp thành công sau khi tham diễn xuất trong Hồng lâu mộng. Nhiều năm tiếp theo, cô trở thành nhà sản xuất phim có tiếng, giành được nhiều giải thưởng.

Nhiều nghệ sĩ trong dàn diễn viên Hồng lâu mộng bỏ nghiệp diễn để chuyển sang kinh doanh, trong đó có Hồ Trạch Hồng (đóng vai Giả Tích Xuân). Cô cũng chọn con đường kinh doanh sau một thời gian dài không tìm được vai diễn phù hợp.

Nhân vật Tập Nhân - người đứng đầu trong số A hoàn của Giả Bảo Ngọc - do nữ diễn viên Viên Mai đóng. Giống như nữ diễn viên Đông Phương Văn Anh, cô tập trung vào sự nghiệp sản xuất phim ảnh hơn là tham gia diễn xuất.

Lâm Đại Ngọc - nhân vật trung tâm, linh hồn của Hồng lâu mộng - do nữ diễn viên Trần Hiểu Húc đảm nhận. Năm 2007, nữ diễn viên xuống tóc đi tu. Những ngày cuối đời, cô sống trong đau đớn vì bệnh ung thư vú. Tháng 5 năm 2007, Trần Hiểu Húc qua đời. Hàng năm, những người hâm mộ trung thành của nữ diễn viên vẫn đều đặn đến viếng thăm mộ của cô.

Thanh Giang/News.zing.vn
Từ khóa: Hồng lâu mộng mỹ nhân

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !