Rượu, bia là nguyên nhân gây ra 200 loại bệnh tật và nhiều tai nạn thương tâm!

Gần đây, nhiều vụ tai nạn thương tâm có nguyên nhân từ rượu. Nhiều đứa trẻ bỗng chốc mồ côi, nhiều người sau những chén say bỗng trở thành tội đồ. Mạng xã hội kêu gọi "uống rượu bia, không lái xe"...Hôm nay (23/5) quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia (PCTHCRB).

Rượu, bia đều có tác hại như nhau

Uống 1 lon/cốc bia tương đương 1 chén nhỏ rượu. Tác hại của rượu, bia là như nhau trong khi 95% lượng tiêu thụ đồ uống có cồn hiện nay tại Việt Nam là bia. Thế nhưng, so với nội dung Dự thảo Luật PCTHCRB ban đầu quy định cấm quảng cáo bia, rượu từ 15 độ, đến nay mặt hàng “bia” đã "thoát" lệnh cấm.

Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia (PCTHCRB) qua nhiều lần xin ý kiến, chỉnh sửa sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Tuy nhiên, theo ban soạn thảo, so với những bản nội dung được trình trong dự thảo lần đầu, đến nay nhiều điều khoản đã được điều chỉnh làm yếu đi rất nhiều.
Chia sẻ đầy day dứt về những trường hợp bị tai nạn giao thông do tài xế sử dụng rượu bia trong trong thời gian gần đây, TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) - thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật PCTHCRB bày tỏ: Những nạn nhân như nữ công nhân quét rác trên đường Láng (Hà Nội), như 2 phụ nữ ở hầm Kim Liên (Hà Nội) mới đây, họ đều không thể ngờ được cái chết đến với mình bất ngờ như vậy.
“Tất cả họ đều mong muốn trở về đoàn tụ cùng gia đình sau một ngày làm việc. Thế nhưng, cái chết bất ngờ đến với họ bởi người lái xe có sử dụng rượu bia. Họ mất đi mạng sống là điều vô cùng tức tưởi. Và hệ lụy còn đau đớn hơn chính là những đứa trẻ mất đi mái ấm, mất đi sự chăm sóc của người mẹ”, TS. Nguyễn Huy Quang ngậm ngùi.

Cộng đồng mạng chia sẻ thông điệp "Đã uống rượu bia thì không lái xe "- Ảnh minh họa

Kiểm soát quảng cáo rượu bia trên internet yếu, chỉ mang tính hình thức

Cũng theo TS. Nguyễn Huy Quang, so với nội dung Dự thảo Luật PCTHCRB ban đầu, đến nay bản dự thảo này đã có nhiều nội dung bị làm yếu đi, tạo nhiều khoảng trống về pháp luật như: Quy định cấm quảng cáo rượu bia từ 15 độ trở lên đã bị thay thế bằng chỉ cấm quảng cáo, khuyến mại rượu từ 15 độ cồn trở lên, không cấm đối với bia.
“Trong khi đó, bia cũng là sản phẩm có cồn, gây nghiện. Uống 1 lon/cốc bia tương đương 1 chén nhỏ rượu. Tác hại của rượu, bia là như nhau. Đồng thời, 95% lượng tiêu thụ đồ uống có cồn hiện nay tại Việt Nam là bia. Nếu quy định này được thông qua thì rõ ràng, cả một khối lượng bia đã không bị kiểm soát dưới hình thức quảng cáo”, TS Huy Quang phân tích. 

Bên cạnh đó, việc kiểm soát quảng cáo rượu bia trên Internet quá yếu, chỉ mang tính hình thức. Dự thảo chỉ quy định kiểm soát quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm”.
Trong khi đó, Việt Nam có tới 40 triệu dân số sử dụng Internet; 28 người sử dụng mạng xã hội và dành trung bình 3 giờ mỗi ngày cho mạng xã hội; 80% người dùng điện thoại thông minh sử dụng để truy cập mạng xã hội.
Còn theo Ths Trần Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế): “Để bền vững thì cần giải quyết được căn nguyên vấn đề bằng một chính sách bền vững, phải để cho mọi người nhận thức được rượu bia không phải là hàng hóa bình thường. Và cần có cơ chế quản lý chặt chẽ với nó bằng các quy định pháp luật như hàng trăm quốc gia khác đã và đang làm từ vài chục thập niên trước.

Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của 200 loại bệnh tật, báo động tỷ lệ sử dụng rượu bia ở VN


Phát biểu tại Hội thảo xây dựng chính sách về phòng, chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức vào sáng nay 22/4, Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Trường Sơn cho biết: tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác được sản xuất gia tăng nhanh qua các năm trong khi thế giới đang giảm dần

Theo đó, năm 2015, Việt Nam sản xuất 3.4 tỷ lít bia, 70 triệu lít rượu công nghiệp vả khoảng 250 triệu thủ công.
“Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động. Bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6.6 lít cồn/người/năm, tỷ lệ nam giới và thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao. Trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động. Việc sử dụng rượu, bia không phù hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và xã hội cho cá nhân người uống cũng như những người xung quanh và cộng đồng”, ông Sơn cho biết..

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau và được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới.

Chung quan điểm này, TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện mới của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, rượu bia gây ra đột quỵ, suy tim, các bệnh lý tăng huyết áp và phình động mạch chủ, tổn thương gan, xơ gan dẫn đến viêm gan, viêm tụy cấp, mãn tính…
Rượu bia còn gây ra những bệnh tật đường miệng như hạ hầu, hầu họng, ung thư thanh quản, thực quản, tuyến mật trong gan, ung thư vú ở phụ nữ.
“Bên cạnh đó, sử dụng rượu bia còn làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông cho người lái xe, do cơ thể phản ứng chậm, do sự phối hợp các hoạt động bị hạn chế, tầm nhìn ảnh hưởng. Việc sử dụng rượu bia gây nhiều hệ lụy hung hăng, bạo lực.”, TS Kidong Park nhấn mạnh.

PV (tổng hợp)

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !