Chuyến thị sát đặc biệt của Tổng Tham mưu trưởng Lê Đức Anh

Làm Tổng Tham mưu trưởng, việc đầu tiên là, tôi đi thị sát dọc vùng biên giới 6 tỉnh phía Bắc. Chúng tôi gặp gỡ người dân, cán bộ địa phương và kiểm tra trực tiếp, hỏi chuyện cán bộ, chiến sĩ, thấy nhiều vấn đề nổi cộm quá - trích hồi ký của Đại tướng Lê Đức Anh.

Tối 22/4, Đại tướng Lê Đức Anh từ trần, hưởng thọ 99 tuổi. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông từng có nhiều chuyến thị sát chiến trường, đến những điểm nóng nhất để chỉ huy chiến trận.

Trong các chuyến thị sát ấy (lên biên giới năm 1987, ra Trường Sa năm 1988...), nhưng chuyến thị sát 6 tỉnh biên giới phía Bắc ngay khi vừa nhận chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam khá đặc biệt.

Infonet trân trọng giới thiệu một số đoạn trích chương 11: "Tham gia lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN" trong Hồi ký "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng" của Đại tướng Lê Đức Anh về chuyến đi đặc biệt này.

*******

Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Quốc phòng kiểm tra tình hình bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1987. Ảnh tư liệu

Ngày 7/12/1986, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký quyết định: tôi giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Các anh trên Trung ương gọi tôi ra, anh Lê Đức Thọ trực tiếp giao nhiệm vụ cho tôi. Tôi nói với anh Thọ:

- Xin các anh để tôi làm nốt nhiệm vụ ở Campuchia, xong, cho tôi làm tổng kết kinh nghiệm về công tác quân sự trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

- Cậu từng làm Tổng Tham mưu phó, rồi Thứ trưởng, giờ qua làm Tổng Tham mưu trưởng, có gì mà không làm được - Anh Thọ động viên tôi.

Làm Tổng Tham mưu trưởng, việc đầu tiên là, tôi đi thị sát dọc vùng biên giới sáu tỉnh phía Bắc. Những ngày cuối đông, ở vùng cao rét càng đậm. Sương muối giăng phủ khắp miền biên giới. Chúng tôi gặp gỡ người dân, cán bộ địa phương và kiểm tra trực tiếp, hỏi chuyện cán bộ, chiến sĩ, thấy nhiều vấn đề nổi cộm quá.

Bấy lâu nay, các đơn vị cấp dưới báo cáo lên cấp trên thường chỉ nói mặt tốt, ưu điểm, còn mặt yếu kém, khuyết điểm thì không báo cáo. Lúc đó, tôi thấy rõ bộ đội về tinh thần rất căng thẳng, về vật chất thì điều kiện ăn, ở, sinh hoạt rất thiếu thốn, kham khổ. Bởi vậy, bộ đội sinh ra bất mãn, tiêu cực và vi phạm kỷ luật dân vận, có nơi bộ đội quan hệ với nhân dân chưa tốt. Quan hệ cán bộ, chiến sĩ cũng nhiều nơi chưa tốt.

Ngày hôm sau, tại một số điểm chốt, tôi bảo anh em hãy cho đơn vị lui về phía sau. Anh em cán bộ và cả chiến sĩ nữa nói rằng nếu mình lui mà bên kia họ lên thì lo lắm. Tôi bảo cứ rút đi. Tiếp đó, tôi cho rút từng phần các đơn vị chủ lực về tuyến hai để đưa dân quân, bộ đội địa phương và bộ đội biên phòng lên tuyến một. Tâm lý chung của cán bộ chỉ huy các cấp là lo sợ không anh nào dám cho chủ lực và các đơn vị dưới quyền mình lui xuống.

Hôm tôi đến Sở Chỉ huy Sư đoàn 316 thuộc Quân khu 2 ở phía dưới Phố Lu, tướng Vũ Lập, Tư lệnh Quân khu kéo đồng chí An là Chỉ huy trưởng Sư đoàn 316 lại gặp riêng tôi và hỏi:

- Báo cáo Tổng Tham mưu trưởng, đêm qua đồng chí An đã báo cáo với tôi là anh cho đơn vị của đồng chí lui xuống?

- Đúng thế - Tôi trả lời. Tướng Vũ Lập tỏ ra sửng sốt, bất ngờ nói rằng:

- Vậy thì xin anh cho văn bản!

Tôi bảo đồng chí Phi Long, Cục phó Cục Tác chiến cùng đi với tôi viết lệnh để tôi ký. Thấy thái độ kiên quyết của tôi, anh Vũ Lập nói vẻ xoa dịu:

- Anh lệnh thì dù mệnh lệnh bằng giấy hay bằng miệng chúng tôi cũng chấp hành. Nhưng anh cho giấy để cơ quan còn lưu trữ.

Lúc này, tôi chỉ thực hiện điều chỉnh sơ bộ, để thế phòng thủ biên giới của bộ đội ta có chiều sâu, vững chắc hơn.

Từ biên giới trở về, tôi báo cáo tình hình với anh Văn Tiến Dũng (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và anh Nguyễn Văn Linh (Thường trực Ban Bí thư Trung ương).

Anh Linh nói:

- Mình mới được gọi ra, mình chưa đề nghị họp được.

Tôi gặp anh Lê Đức Thọ, anh Phạm Văn Đồng, báo cáo các vấn đề: ta, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Đông Nam Á. Tôi nói cả ý kiến các địa phương, ý kiến của quần chúng và những suy nghĩ của tôi. Tình hình nhân dân và bộ đội ở biên giới là đáng lo ngại, cần phải chấn chỉnh, tổ chức lại. Tôi nói thẳng với anh Văn Tiến Dũng rằng: nếu đối phương mà đánh lớn thì bộ đội ta sẽ đánh trả nhưng cũng có bộ phận không nhỏ sẽ... rã! Về "chiến tranh tâm lý", họ đưa sang ta đủ thứ, từ cái nhỏ nhất như hộp quẹt lửa, nhưng ta thì không có gì hết v.v…

Tham mưu trưởng Lê Đức Anh (ảnh phải) trên đường đi công tác tại chiến khu D năm 1971. Ảnh tư liệu

Bộ đội biên cương ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, vậy mà ngân sách quốc phòng chỉ mới lo chuyện đời sống, chưa tính đến trang bị, đã chiếm tới 25% tổng ngân sách quốc dân, bởi vì quân số thường trực quá lớn, trong khi nền kinh tế - xã hội đang lâm vào khủng hoảng. Cứ như thế này tiếp diễn thì ta sẽ chịu được bao lâu nữa?.


Nghe tôi nói vậy, anh Phạm Văn Đồng lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lắc đầu:

- Không chịu được! Không chỉ khủng hoảng về kinh tế mà còn khủng hoảng cả về tư tưởng nữa. Nói thì hăng hái, nhưng thực chất trong lòng thì lo lắm.

Bên quân đội, tôi nói với anh Văn Tiến Dũng về thỏa ước liên minh của Trung Quốc và Mỹ tháng 10-1975. Anh Dũng nói:

- Tình hình phức tạp...

- Phía Nam, nhất là ở Tây Nguyên và vùng biển đảo còn sơ hở. Bố trí như thế thì không thể đánh lâu dài được. Trong quân đội có nhiều cán bộ bề ngoài nói thì rất hăng nên chỉ thấy mặt tốt của họ, còn đằng sau thế nào thì anh chưa biết hết. Hiện tại số cán bộ chủ trì các quân khu, quân đoàn và cơ quan Bộ Tổng Tham mưu thì hăng lắm, còn ở cấp dưới như thế, đời sống bộ đội như thế, ngân sách quốc phòng như thế, liệu ta có trụ được không? - Tôi nói hết lời.

Anh Dũng hỏi tiếp:

- Ý kiến anh thế nào?

- Trước hết, cần quan tâm đến hai vấn đề: đời sống bộ đội và bố trí lực lượng phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc - Tôi trả lời rồi hỏi anh:

- Giờ, giảm quân số được không?

Anh nói:

- Hiện nay quân số thường trực đã rất lớn, mà trước khi anh ra làm Tổng Tham mưu trưởng, Bộ Tổng Tham mưu còn đề nghị tăng thêm một quân đoàn đứng chân ở đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Tình hình này mà giảm quân thì khó, mà để vậy cũng thật khó.

Tăng quân số, tăng chi phí quốc phòng, nhưng an ninh quốc phòng không bảo đảm, nguy cơ đối với độc lập dân tộc trên lĩnh vực quốc phòng tăng lên. Lúc đó, tôi cảm nhận một điều là cần phải giảm quân và điều chỉnh lại thế bố trí chiến lược.

Tôi gặp anh Trường Chinh và báo cáo anh đúng một giờ với tư cách Tổng Tham mưu trưởng báo cáo Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Anh Trường Chinh chăm chú nghe. Báo cáo xong, tôi hỏi:

- Anh có hỏi gì nữa không?

- Mọi điều rõ rồi. Cảm ơn! Vấn đề này cần suy nghĩ thêm - Anh Trường Chinh trả lời.

Vấn đề điều chỉnh, bố trí và giảm quân, trong Bộ Chính trị lúc đó có hai ý kiến đồng ý nên điều chỉnh; còn lại nhiều ý kiến cho rằng điều chỉnh là khó, vì lúc đó ta nghe qua đài phát thanh, phía bên kia có quan chức cấp cao vẫn tuyên bố "Sáng ăn cơm Vân Nam, tối ăn cơm ở Hà Nội". Vậy giảm quân như thế nào, chuyện gì sẽ xảy ra? Mà không giảm quân thì chi phí quốc phòng không giảm được. Lúc đó, anh Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, hai anh Phạm Hùng và Đỗ Mười làm Phó Chủ tịch; các anh ấy muốn giảm chi phí quốc phòng, giảm quân nhưng đều thấy khó.

VietnamNet

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !