Giới chuyên gia Nga, Mỹ, Nhật nhận định Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên 2019 diễn ra tại Hà Nội đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Một số chuyên gia Nga, Mỹ, Nhật Bản đã ca ngợi vai trò của Việt Nam trong việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh quan trọng bậc nhất đối với an ninh khu vực này, cũng như có những nhận định.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 27-28/2. Nhân sự kiện này, các chuyên gia quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong việc tổ chức hội nghị, cũng như đưa ra những đánh giá, bình luận về sự kiện quan trọng bậc nhất này.

Giới chuyên gia Nga, Mỹ, Nhật nhận định Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội

Ông Grigory Trofilmchuk, chuyên gia bình luận quốc tế, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ nghiên cứu Á – Âu đánh giá cao cách tiếp cận yêu chuộng hòa bình và vai trò tích cực của Việt Nam trong việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tại Hà Nội.

 “Về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 tại Hà Nội, ta có thể thấy vai trò tích cực của Việt Nam trong việc tổ chức cuộc gặp này, với tư cách là bên trung gian. Tôi còn nhớ cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ lần hai cũng được tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 25. Chúng tôi hoan nghênh cách tiếp cận đa phương và yêu chuộng hòa bình của Việt Nam. Chúng tôi trông đợi những kết quả cụ thể của cuộc gặp này”, ông Trofilmchuk nhấn mạnh.

Vị chuyên gia cho rằng Triều Tiên là đối tác lâu năm của Nga và Moscow cũng có trách nhiệm to lớn đối với vấn đề an ninh và ổn định ở khu vực châu Á. Quan điểm của Nga đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên không thay đổi trong nhiều năm nay – đó là ủng hộ các cơ chế đàm phán góp phần ổn định tình hình.

Chuyên gia Trofilmchuk cho hay Nga mong muốn phát triển quan hệ kinh tế - chính trị với các đối tác châu Á, trong đó có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một tổ chức khu vực mà Việt Nam là một thành viên tích cực, một đầu tàu.

Đồng quan điểm, Giám đốc Chương trình Câu lạc bộ thảo luận quốc tế “Valdai”, Ivan Timofeev khẳng định Việt Nam đóng vai trò trung gian rất quan trọng với tư cách nước chủ nhà tổ chức cuộc đàm phán quan trọng bậc nhất đối với an ninh khu vực. 

Theo ông, chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên là một trong những vấn đề then chốt đối với an ninh khu vực. Tuy nhiên, chính việc tiến hành đối thoại, ngăn chặn leo thang căng thẳng, Triều Tiên không tiến hành các vụ thử tên lửa hạt nhân mới, đặc biệt hiện chưa xuất hiện mối đe dọa trực tiếp tên lửa của Triều Tiên đối với Hàn Quốc và Mỹ, đã phát đi những tín hiệu rất tích cực.

Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam đứng ra gánh vác trách nhiệm trung gian, đảm nhận vai trò chính trị, ngoại giao rất quan trọng, đã thể hiện được vai trò và vị thế quan trọng của Việt Nam trong khu vực và thế giới.

Dự báo kết quả hội nghị này, chuyên gia Timofeev nhận định nếu mối quan hệ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có sự phát triển năng động nhất định, thì cũng chưa nên kỳ vọng về một bước đột phá thực sự nào tại hội nghị thượng đỉnh lần hai vào ngày 27-28/2 tại Hà Nội.

Nguyên nhân là do nhiều biện pháp trừng phạt Triều Tiên rất nghiêm trọng và sẽ không dễ gì giải quyết được trong vài cuộc đàm phán. Hơn nữa, lập trường của Washington và Bình Nhưỡng về giải giáp vũ khí hạt nhân còn khác biệt.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Tổng thống Mỹ Trump

Về phần mình, chuyên gia Richard Cronin, Cố vấn phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương, Viện Stimson, nhận định hai bên sẽ khó có khả năng đạt được một thỏa thuận về phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng. Tuy nhiên, hai bên có thể đưa ra sự nhượng bộ lẫn nhau. Nếu Triều Tiên phản ứng một cách có trách nhiệm, Mỹ có thể sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế và đầu tư đối với Triều Tiên, đi cùng đó là tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.

Trong khi đó, Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương tại Tập đoàn tư vấn Albright Stonebridge của Mỹ Anthony Nelson cho biết có nhiều dự đoán và khả năng lớn nhất là Triều Tiên đồng ý cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế thanh sát các cơ sở hạt nhân của mình, đây cũng là điều mà Mỹ muốn. Nhiều người cũng đề cập tới khả năng Mỹ có thể chính thức mở một phái đoàn ngoại giao ở Bình Nhưỡng, bởi cho tới nay Mỹ vẫn thực hiện các hoạt động thông qua phái đoàn của Thụy Điển. Ngoài ra, có khả năng hai bên sẽ tái thiết lập quan hệ ngoại giao với ý nghĩa mang tính biểu tượng, có thể là việc thông báo chính thức một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Việc Mỹ dỡ bỏ trừng phạt đối với Triều Tiên cũng là một khả năng, song điều đó còn phụ thuộc vào việc Triều Tiên sẽ có những nhượng bộ gì.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 27-28/2

Theo Giáo sư Mine Yoshiki Mine, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Ngoại giao hòa bình Nhật Bản, chuyên gia khu vực Đông Á, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội có sự khác biệt rất lớn so với hội nghị lần thứ nhất. Theo ông, Hội nghị lần thứ hai này chứa đựng nhiều rủi ro. Đối với Tổng thống Donald Trump, nếu hội nghị lần này không có tiến triển thuận lợi, ông sẽ đối mặt với tình huống rất khó khăn tại Mỹ. Nếu hội nghị lần thứ hai thất bại, dư luận sẽ đặt câu hỏi tại sao lại tổ chức hội nghị lần thứ hai?

Nội dung quan trọng nhất của hội nghị vẫn là vấn đề phi hạt nhân hóa. Giáo sư Mine Yoshiki Mine cho rằng xét trên phương diện tiếp cận, quan điểm của Triều Tiên với quan điểm của Mỹ, cụ thể là của Tổng thống Trump có sự khác biệt lớn. Mỹ yêu cầu thúc đẩy giải pháp phi hạt nhân hóa có thể kiểm chứng. Trong khi đó, Triều Tiên lại muốn thực hiện giải pháp từng giai đoạn, không đồng tình với giải pháp giải quyết dứt điểm một lần.

Ông nói: “Đây là điểm khác biệt lớn. Vì vậy, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội hoặc là sẽ đạt kết quả nhất trí với giải pháp tiến hành theo từng giai đoạn, hoặc tiến tới kết quả nhất trí với giải pháp toàn diện, thực hiện phi hạt nhân hóa có kiểm chứng. Tôi cho rằng đó là những triển vọng chính của hội nghị tại Hà Nội”.

Giáo sư Mine Yoshiki Mine cho rằng tại hội nghị sắp tới tại Hà Nội, nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ bày tỏ mong muốn được nới lỏng trừng phạt và nếu mục tiêu này không thể đạt được, tiến triển sẽ khó xảy ra. Ông cũng nhận định rằng Mỹ sẽ khó có thể nhượng bộ Triều Tiên về yêu cầu này.

Giáo sư Mine Yoshiki Mine nhận định: “Với Mỹ và Nhật Bản thì sẽ không có lợi ích kinh tế nào nếu nới lỏng trừng phạt cho Triều Tiên vì vậy hai nước này sẽ không đồng ý nới lỏng trừng phạt. Tuy nhiên, quan điểm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga sẽ khác với Mỹ và Nhật Bản. Hàn Quốc muốn thúc đẩy quan hệ liên Triều phát triển, ví dụ muốn tái hoạt động khu công nghiệp Kaesong, vận hành đường sắt Bắc–Nam để phát triển du lịch. Với quan điểm đó, Hàn Quốc muốn nới lỏng trừng phạt và cho rằng nới lỏng trừng phạt là cần thiết. Đối với Hàn Quốc, lợi ích khi gỡ bỏ trừng phạt cho Triều Tiên là rất nhiều, điều này rất rõ ràng.

Nga thì nhìn nhận từ thực tế của mình, từ sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, nước này cũng bị trừng phạt vì vậy Nga rất phản đối việc áp đặt trừng phạt.

Trung Quốc, xét về mặt ngoại giao, cũng mong muốn theo xu hướng này. Ngoài ra, Trung Quốc không muốn gây áp lực quá lớn đối với Triều Tiên, tức là không muốn đẩy Triều Tiên vào tình thế ‘con giun xéo lắm cũng phải quằn’. Đối với Trung Quốc, việc áp đặt trừng phạt đối với Triều Tiên một mức độ nào đó thì chấp nhận được tuy nhiên nếu trừng phạt quá mạnh, sẽ có thể kích động Triều Tiên phản ứng, như vậy sẽ rất nguy hiểm. Đó là những lợi ích mà những nước liên quan có thể nhận được nếu gỡ bỏ trừng phạt đối với Triều Tiên”.

Trí Dũng (Tổng hợp)

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Đang cập nhật dữ liệu !