Vụ cô giáo bắt học sinh quỳ: “Không thể ngụy biện cho hành vi phản giáo dục”

Liên quan đến vụ giáo viên bắt học sinh quỳ thu hút sự quan tâm của dư luận những ngày qua, Infonet xin giới thiệu bài viết của PV Kim Hải (phóng viên chuyên trách về lĩnh vực giáo dục) về vấn đề này.

Ba ngày trước tôi có mặt ở trường THCS Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tôi đến để tìm hiểu câu chuyện về cô giáo bắt học sinh quỳ gối trong lớp. Trước khi đi tôi đã đọc một số status của bạn bè, chia thành 2 luồng rõ rệt: Một phản đối hình thức kỉ luật phản giáo dục; một cho rằng quỳ là một biện pháp cần thiết để dạy trẻ nên người. Nhất là học sinh hư. 

Tôi mang theo tâm thế khách quan để làm phóng sự, nghe ý kiến của tất cả các bên liên quan và phản ánh trung thực những gì diễn ra. Phóng sự đã phát sóng.
Nhưng nếu được hỏi quan điểm cá nhân trong vụ việc này, thì tôi xin nói thẳng: "Không thể ngụy biện cho hành vi phản giáo dục dù xuất phát từ mục đích gì".

Trước khi bước vào lớp 9B, tôi được giáo viên trong trường cảnh báo: Lớp này hư lắm, phải đứng trên bục giảng mới hiểu. Nói chuyện, đùa nghịch, không chép bài, vào lớp rất ức chế chị ạ. 
Tôi bước vào lớp, quả thật nhìn xuống cuối lớp đã thấy mấy học sinh đầu xanh đầu đỏ mặt non tơ, khoanh tay ngạo nghễ nhìn cô và nhóm phóng viên. Cả lớp ồn ào mặc cho cô giáo đang quản lý tiết đó liên tục nhắc nhở. Tôi hỏi to:
- Đây là lớp 9B à? 
Cả lớp xôn xao: Vâng.
- Hôm nay anh chị ở đến đây xin phép trường được ghi hình lớp ta. Các bạn biết ghi để làm gì rồi phải không? 
Cả lớp gật gù phấn khởi (vụ này đang hot mà). 
- Vậy ai muốn anh này (chỉ quay phim) quay lên ti vi thì giơ tay lên (nửa lớp giơ tay) Ai không muốn lên ti vi thì khỏi cần giơ tay. Anh quay phim nhìn kĩ vào nhé, chỉ quay mấy em giơ tay thôi. 
Các bạn mặt mũi giãn nở; bạn thích lên ti vi thì phấn khởi mà mấy bạn tóc xanh tóc đỏ cũng thở phào không bị lộ mặt lên ti vi. 

 

Chúng tôi đã bắt đầu tiếp xúc với các em như thế và rất thú vị là sau đó các em hợp tác rất tốt. Khi tôi đề nghị 2 em cho phỏng vấn (tất nhiên là giấu mặt); các em đã nói chuyện rất cởi mở. Các em nói cô giáo chủ nhiệm chưa từng bao giờ gọi riêng các em ra trò chuyện; chỉ toàn mắng trước lớp, quát tháo các em. Các em mong muốn "cô bỏ cái tính nết ấy đi, suốt ngày chỉ biết quát mắng" (trích nguyên văn). Tôi hỏi: Vậy em ghét cô nên thách thức phải không? Em học sinh gật đầu.
Một em kể: Em quỳ một lúc đau chân quá, em xin cô cho đứng dậy vì đau không chịu nổi, cô không đồng ý. Em không chịu nổi nên đứng lên, thế là cô đuổi em ra khỏi lớp.
Em kia kể: Em nói với cô: Em không quỳ vì trong quy định các cách kỉ luật không có quỳ. Rồi em bỏ ra ngoài, thế là cô đuổi học không cho em vào lớp.
Tôi lại hỏi: Các giờ khác thế nào? Em nói: Giờ lịch sử em thích nên em ngồi im nghe. Giờ tiếng Anh cô nghiêm lắm nhưng không quát tháo nên em tự động biết mà ngồi im. Bạn thứ 2 nói: Giờ Giáo dục công dân cô dạy rất nhẹ nhàng nên em cũng ngồi im nghe; không nói chuyện.
Vậy đó; tụi trẻ có suy nghĩ riêng. Chỉ là thầy cô chưa ngồi xuống nhìn vào mắt chúng và trò chuyện! Học sinh lớp 9, đúng tuổi ẩm ương, tuổi nổi loạn mà cô giáo không tâm lý, chỉ nhăm nhăm dùng hình phạt hà khắc, dùng các biện pháp kỷ luật; thì làm sao cảm hóa được học sinh? 
Nhiều người nói trước đây giáo viên vẫn bắt quỳ, sao học sinh không bị tổn thương? Sao vẫn nên người? Nhưng bạn nên nhớ, trước lớp, cậu học sinh quỳ gối không chỉ trước cô, mà còn trước cả các bạn của mình.

Trong khoảnh khắc ấy, lòng tự trọng, sự tự tin, cái tôi - những thứ nhạy cảm nhất với con người, đặc biệt là học sinh ở tuổi dậy thì, đều bị chà đạp. Cho nên nhà giáo Nguyễn Văn Hòa, linh hồn của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nói không sai: Biện pháp ấy không chỉ phản giáo dục, gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn chà đạp lên nhân cách của học trò.
Có người sẽ hỏi: Vậy thì với những học sinh hư, nếu cứ phạt là chà đạp nhân cách, là phản giáo dục thì làm sao có thể dạy các em nên người? 
Xin được hỏi ngược lại: Vậy là chỉ có hình phạt, chỉ có phạt quỳ mới dạy được học sinh sao? Những phương pháp, kỹ năng sư phạm chỉ tập trung vào kỉ luật tiêu cực? Nếu vậy, nhà trường đâu còn là nơi giáo dục mà là nhà tù, hay trại giáo dưỡng? Giáo viên đâu còn là nhà giáo dục, mà là quản ngục?
Những ai đã từng xem chương trình Thầy cô chúng ta thay đổi hẳn hiểu rất rõ những điều tôi đang viết. Những ai đã từng có một thời học sinh lầm lỗi; ngỗ nghịch; may mắn có một giáo viên tâm lý cảm hóa và yêu thương hẳn sẽ thấm thía tác dụng của "kỉ luật tích cực", của tình thầy trò.

Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải quên đi những "hình phạt hà khắc thời phong kiến đế quốc" (trích từ của thầy Nguyễn Văn Hòa) để hướng đến các phương pháp kỉ luật tích cực, các phương pháp sư phạm mới; phù hợp hơn, nhân văn hơn.

Bởi vì chừng nào vẫn còn quan niệm: "Yêu cho roi cho vọt" thì chừng ấy, nhà trường vẫn là nơi hoặc là tạo nên những đứa trẻ phục tùng, cúi đầu trước bạo lực; Hoặc là tạo nên những học sinh ngỗ nghịch; chống đối, thiếu lòng tự trọng, thiếu sự tôn trọng với những người xung quanh. Cả 2 hướng ấy, đều không lành mạnh.

Kim Hải
Từ khóa: trường THCS Tô Hiệu huyện Thường Tín Hà Nội cô giáo bắt học sinhq quỳ học sinh quỳ học sinh hư

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Lưu Hương Giang đẹp tựa nàng thơ, Ninh Dương Lan Ngọc thơ thẩn vẫn xinh

Lưu Hương Giang được khen thăng hạng nhan sắc, quyến rũ hơn kể từ sau khi chia tay Hồ Hoài Anh.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Bạn gái kém 8 tuổi mới được Hoài Lâm công khai ngoài đời quyến rũ

Bạn gái hiện tại của Hoài Lâm - người mẫu Kim Ngân có phong cách thường ngày nữ tính. Cô lựa chọn các trang phục tôn vóc dáng thon gọn, quyến rũ.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Đang cập nhật dữ liệu !