Làm gì khi bị mòn chân răng

Sự bào mòn chân răng do nhiều nguyên nhân. Nếu răng bị mòn do thuốc đang sử dụng, bác sĩ có thể cho đơn thuốc khác hoặc thay đổi cách dùng để giảm nguy cơ làm mòn răng.

Răng bị bào mòn. (Ảnh minh họa)

Theo TS-BS Phạm Thị Thu Hằng (Khoa Răng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), mòn-tiêu cổ răng là hiện tượng mất tổ chức cứng của răng ở vị trí gần đường nối men ngà. Biểu hiện dễ nhận biết là cổ răng bị khuyết, lõm sâu có hình chữ V (còn gọi là lõm hình chêm), hay gặp nhất ở mặt ngoài cổ răng hàm nhỏ ở hàm trên, ngoài ra còn thấy ở răng cửa và răng hàm lớn.

Đôi khi người bệnh được phát hiện khi răng xuất hiện hiện tượng nhạy cảm với nhiệt độ hoặc thức ăn ngọt, chua.

Những tổn thương này gia tăng theo tuổi và gặp từ lứa tuổi thanh niên cho tới người cao tuổi. Đặc biệt với lối sống tiêu thụ nhiều đồ uống có tính axit ở người trẻ tuổi và thuốc điều trị bệnh mãn tính ở người nhiều tuổi sẽ làm tăng độ axit trong khoang miệng dẫn đến tổ chức cứng của răng dễ bị bào mòn, tiêu cổ răng càng nặng.

Các nguyên nhân chủ yếu gây mòn-tiêu cổ răng theo bác sĩ Hằng có ba nguyên nhân chính:

Thứ nhất do ăn mòn của axit: Bình thường nước bọt trong môi trường miệng có pH = 7,0 trung tính. pH môi trường miệng có thể thay đổi do trào ngược dạ dày thực quản, dịch dạ dày có pH = 1,0-2,0. Có thể do người bệnh sử dụng thức uống có tính axit như trái cây, coca cola, nước tăng lực, rượu vang…(Coca cola có axit photphoric, nước tăng lực có axit citric). Các nước này có pH = 2,5-3,4.

Ngược lại, khi sử dụng ma túy qua đường miệng, pH trong miệng < 4,5. Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng khử khoáng ở men và ngà răng.

Nguyên nhân thứ hai là ăn mòn do lực ma sát tác động, có thể do dùng bàn chải có lông cứng kết hợp với kem đánh răng có chất tẩy, chải răng quá mạnh với động tác đánh ngang gây chà sát làm tổn thương vùng cổ răng.

Nguyên nhân thứ ba do rối loạn cắn: Lực nhai quá mức, truyền đến vùng cổ răng như một lực uốn làm phá vỡ cấu trúc men răng, gây nứt vi cấu trúc. Dần dần tổn thương lớn hơn tạo lõm hình chêm vùng cổ răng. Thường gặp ở bệnh nhân có tật nghiến răng và mất răng, gây rối loạn cắn, khớp cắn sang chấn.

Các biện pháp ngăn ngừa mòn-tiêu cổ răng được bác sĩ Hằng đưa ra là:

Khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Việc chẩn đoán sớm rất quan trọng để thay đổi những thói quen không tốt, có biện pháp phòng ngừa giúp bệnh nhân tránh phải can thiệp phục hồi có xâm lấn.

Giảm pH axit trong miệng từ bên ngoài: giảm các đồ ăn thức uống có tính axit. Giảm pH axit do trào ngược dạ dày bằng thuốc chống trào ngược, giảm axit dịch vị.

Đánh răng bằng bàn chải mềm với kem đánh răng chứa fluor, tăng độ khoáng hóa men răng với các biện pháp bổ sung fluor trong nước uống, muối ăn...

Bác sĩ Hằng khuyến cáo khi thấy xuất hiện một vết khuyết trên cổ răng, cần đến khám nha sĩ. Cũng có thể bệnh nhân thấy khó chịu với cảm giác ê buốt cổ răng. Vấn đề được phát hiện sớm, tổn thương sẽ được ngăn chặn. Điều trị mòn tiêu cổ răng tùy thuộc vào tình trạng tổn thương mô răng.

Nếu cổ răng tiêu ít nhưng có quá cảm ngà, nha sỹ bôi vecni vào vùng cổ răng để tránh sự tiếp xúc với môi trường axit và giảm ê buốt.

Nếu cổ răng tiêu đến mức cần hàn-trám, nha sĩ sẽ thay thế phần men răng tiêu lõm bằng một vật liệu trám có màu giống với răng. Có hai loại vật liệu được dùng là nhựa Composite và GIC (Glass Ionomer Cement). Đối với những răng mòn sâu ảnh hưởng đến tủy răng, có thể cần đến điều trị tủy hoặc nhổ bỏ.

K.Chi

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !