Hiệp ước INF sụp đổ: Anh và Ba Lan đổ lỗi cho Nga, Pháp cảnh báo gia tăng bất ổn

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab ngày 2/8 tuyên bố Nga phải chịu trách nhiệm sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF) giữa hai nước. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Ba Lan cùng ngày cho biết Nga phải chịu trách nhiệm cho sự đổ bể của Hiệp ước INF.

Hiệp ước INF sụp đổ: Anh và Ba Lan đổ lỗi cho Nga, Pháp cảnh báo gia tăng bất ổn

Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab ngày 2/8 tuyên bố Nga phải chịu trách nhiệm sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF) giữa hai nước, khẳng định Anh hoàn toàn ủng hộ phản ứng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ngoại trưởng Raab nêu rõ: "Nga đã khiến cho Hiệp ước INF sụp đổ do bí mật phát triển và triển khai một hệ thống tên lửa vi phạm hiệp ước mà có thể nhằm mục tiêu vào các thủ đô tại châu Âu. Sự coi thường của Nga đối với hệ thống quốc tế dựa trên các quy tắc đe dọa tới an ninh châu Âu".

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Ba Lan cùng ngày cho biết Nga phải chịu trách nhiệm cho sự đổ bể của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF),sau khi Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước mang tính bước ngoặt ký hồi năm 1987 này.

Bộ Ngoại giao Ba Lan nhấn mạnh: "Sự thiếu sẵn sàng của Nga trong việc quay lại tuân thủ Hiệp ước INF đã không để cho Mỹ có bất kỳ sự lựa chọn nào".

Trong khi đó, Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp ngày 2/8 bày tỏ sự hối tiếc trước "cái chết" của Hiệp ước tên lửa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga, đồng thời cảnh báo vụ việc này sẽ làm gia tăng nguy cơ bất ổn ở châu Âu.

Tuyên bố của người phát ngôn Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp nhấn mạnh: "Pháp lấy làm tiếc rằng không thể tìm ra bất cứ giải pháp nào nhằm duy trì Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)".

Paris cũng lấy làm tiếc rằng: "Nga đã không đáp lại những yêu cầu giải thích và những lời kêu gọi về một sự áp dụng thích hợp đối với hiệp ước liên tục được đưa ra hồi năm ngoái".

Tuyên bố có đoạn viết: "INF là một nhân tố trung tâm trong cấu trúc an ninh châu Âu và sự ổn định chiến lược tại châu Âu. Sự chấm dứt của hiệp ước này làm gia tăng nguy cơ bất ổn tại châu Âu và gây xói mòn hệ thống kiểm soát vũ khí quốc tế. Pháp tái khẳng định cam kết về chính sách kiểm soát vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị thực tế, có thể xác nhận và dựa trên luật pháp, đồng thời khuyến khích Nga và Mỹ gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới về kho vũ khí hạt nhân của họ sau năm 2021 và đàm phán về một hiệp ước thay thế".

Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga

Trước đó cùng ngày, Nga đã thông báo chính thức chấm dứt Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Ngày 2/8/2019, với sự khởi đầu từ phía Mỹ, hiệp ước giữa Liên Xô và Mỹ về việc loại bỏ tên lửa tầm ngắn và tầm trung... đã chấm dứt".

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng ngày tuyên bố Mỹ chính thức từ bỏ Hiệp ước INF với Nga, cáo buộc Moscow cố ý vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí thời kỳ Chiến tranh Lạnh này. Phát biểu trong một hội nghị khu vực diễn ra tại Bangkok, Thái Lan, ông Pompeo khẳng định: "Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước có hiệu lực từ ngày hôm nay (2/8). Nga là bên duy nhất phải chịu trách nhiệm cho sự chấm hết của hiệp ước".

Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF) được Mỹ và Liên Xô cũ ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (có tầm bắn từ 500 - 5.500 km).

Trí Đức (Lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !