Hợp tác thương mại quốc tế: Kinh nghiệm để hấp thụ những ưu đãi dồn dập

Năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã có cơ hội rất lớn với 70 tỷ USD vốn trực tiếp, 10 tỷ USD vốn nóng. Nhưng cuối cùng nền kinh tế của chúng ta không đủ khả năng hấp thụ số vốn lớn như vậy, dẫn đến bong bóng tài chính và bong bóng bất động sản.

Chúng ta đã có Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ 14/01/2019, nếu suôn sẻ, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2020, và khoảng năm 2021 chúng ta sẽ có thêm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực.

Đây là 3 Hiệp định lớn, chưa kể các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn khác. Đó là một số lượng khổng lồ về các FTA cùng lúc đến với chúng ta, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương, đã ví von giống như cùng lúc chúng ta có rất nhiều thang thuốc bổ “táng” vào người.

“Nếu cơ thể chúng ta đủ khỏe để hấp thụ thì sẽ rất tốt, nhưng nếu cơ thể chúng ta yếu, việc cho quá nhiều thuốc bổ vào cơ thể lại trở thành lợi bất cập hại,” ông Khanh nói tại Hội thảo “Nhận diện cơ hội kinh doanh trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sớm được thông qua" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 10/7 tại Hà Nội.

Theo ông Khanh, mức độ cam kết, nội dung cam kết của các Hiệp định là khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Chẳng hạn như cam kết trong Hiệp định CPTPP chúng ta cam kết chọn bỏ; cam kết trong EVFTA là cam kết chọn cho; cam kết trong RCEP là chọn cho trước và 5 năm sau lại chọn bỏ.

Như vậy, ngay cả cơ quan thực thi cũng không biết đường nào mà hiểu, nên cần thiết phải có Nghị định hướng dẫn về các cam kết như thế nào để cơ quan quản lý đầu tư và doanh nghiệp hiểu cho đúng.

ÔngNgô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương. Ảnh: Tin 247.

Mặc dù ý kiến này rất hợp lý nhưng đòi hỏi thách thức rất lớn đối với cơ quan quản lý trong việc đưa ra một Nghị định hướng dẫn chi tiết, hiểu rõ từng nội dung cam kết trong từng Hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEP, và hiểu cả 3 Hiệp định cộng gộp như thế nào là cả một núi công việc đồ sộ.

“Đó là chưa kể sức ép cho các doanh nghiệp hiểu rõ về các cam kết hay không nếu không có sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý,” ông  Ngô Chung Khanh nói.

Ông Khanh lấy ví dụ thực tế năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã có cơ hội rất lớn với 70 tỷ USD vốn trực tiếp, 10 tỷ USD vốn nóng. Nhưng cuối cùng nền kinh tế của chúng ta không đủ khả năng hấp thụ số vốn lớn như vậy, dẫn đến bong bóng tài chính và bong bóng bất động sản.

“Hy vọng qua thời gian chúng ta đã có được những kinh nghiệm để xử lý tình huống có quá nhiều "thang thuốc bổ" đến cùng lúc,” ông Khanh nói.

Sau khi Việt Nam và EU ký kết EVFTA vào ngày 30/6/2019, Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai ngay chương trình tiêu chuẩn, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đánh giá tác động của Hiệp định này đối với Việt Nam để làm cơ sở trình Quốc hội xem xét phê chuẩn.

Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đánh giá xong về tác động đối với nền kinh tế, thương mại của Hiệp định đối với Việt Nam; Bộ Tư pháp về cơ bản đã hoàn tất đánh giá tính tương thích của EVFTA với hệ thống pháp luật của Việt Nam hay không.

Tuy nhiên, ông Ngô Chung Khanh cho biết, cần phải đánh giá thêm những tác động khác về ngoại giao, chính trị, an ninh,… để có đánh giá một cách tổng thể tác động của Hiệp định EVFTA đối với Việt Nam.

Sau khi hoàn tất đánh giá mọi tác động, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định. Và chỉ sau khi được Quốc hội phê chuẩn, kế hoạch hành động thực thi Hiệp định mới được ban hành.

Tại Lễ ký kết giữa hai bên vào ngày 30/6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách thương mại, bà Cecilia Malmstrom đều bày tỏ mong muốn thực thi Hiệp định “một cách sớm nhất”.

Theo tiết lộ của ông Ngô Chung Khanh, Chính phủ Việt Nam đang cố gắng hoàn tất quy trình một cách nhanh nhất để có thể trình Quốc hội phê chuẩn vào tháng 10/2019 tại kỳ họp tới. Về phía EU, hy vọng rằng rằng Liên minh châu Âu cũng sẽ trình Nghị viện châu Âu vào tháng 10 tới. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, Hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2020.

Hiện chưa có đánh giá tổng thể từ phía Việt Nam về lợi ích cộng gộp đối với các FTA, nhưng dựa vào đánh giá của Viện Chính sách Nhật Bản, tác động cộng gộp của Hiệp định CPTPP kết hợp với những Hiệp định chúng ta đã ký kết, Hiệp định CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,7%. Nếu kết hợp thêm Hiệp định RCEP (dự kiến có hiệu lực vào năm 2021), nền kinh tế của chúng ta sẽ tăng thêm khoảng 7,8%. 

Theo Bộ KH&ĐT đánh giá, EVFTA có thể giúp cho GDP của Việt Nam tăng thêm từ 4-8% tùy theo mốc thời gian. Như vậy, nếu cộng gộp lại GDP của chúng ta có thể tăng thêm từ 13-16%.Trong khi đó, theo tính toán TPP - 12 (có sự tham gia của Hoa Kỳ) cũng “chỉ” giúp GDP của chúng ta tăng thêm 6,2%.

Nguyễn Tuân - Trần Huệ
Từ khóa: Ngô Chung Khanh Bộ Công thương Hội nhập EVFTA RCEP CPTPP Hiệp định thương mại WTO

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.