Giá đất vùng ven TP.Buôn Ma Thuột tăng nóng, bẫy giăng "vợt" người mua

Nhiều đơn vị kinh doanh BĐS "đầu quân" về xã Cư Suê (huyện Cư Mgar, Đắk Lắk) đã tự ý đổ đường bê tông, san ủi đất nông nghiệp với ý đồ phân lô, bán nền. Nếu người dân về đây mua đất mà không tìm hiểu kĩ thông tin, quy định thì sẽ rơi vào cảnh "tiền mất tật mang".

Biển rao bán đất nhan nhản tại xã Cư Suê

"Loạn" thị trường bất động sản

Từ đầu năm 2018 đến nay, tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và một số vùng lân cận đã xảy ra tình trạng “sốt” giá đất. Nhận thấy thị trường đất đai đang sôi động, hàng loạt công ty kinh doanh bất động sản (BĐS) được thành lập, nhiều người cũng tham gia “cò” đất để kiếm “hoa hồng”.

Cuối năm 2018 và đầu năm 2019, tình trạng “sốt” đất tại TP.Buôn Ma Thuột đã lan sang xã Cư Suê (huyện Cư Mgar), một xã có ranh giới tiếp giáp với phường Tân Lợi (TP.Buôn Ma Thuột). Do đó, các công ty, cá nhân trong lĩnh vực BĐS đã đổ bộ về địa bàn xã này để mở mang thị trường.

Một dự án BĐS đang triển khai tại xã Cư Suê

Tại đây, nhiều đơn vị kinh doanh BĐS đã bỏ vốn, mua vài sào đất, thậm chí cả ha đất rẫy của người dân để làm dự án phân lô, bán nền nhằm kiếm lời. Hiện nay, thị trường BĐS tại xã vùng ven này cũng “sốt” chẳng kém gì TP. Buôn Ma Thuột, từ đầu đến cuối xã, đâu đâu cũng thấy biển treo bán đất.

Trong các dự án BĐS tại xã Cư Suê, có một số diện tích đất đủ điều kiện xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, cũng có nhiều diện tích vẫn đang là đất rẫy, chưa được chuyển đổi mục đích. Đặc biệt, một số chủ đầu tư BĐS vẫn phớt lờ quy định, làm đường bê tông trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô, bán nền dự án của mình.

Theo tìm hiểu của PV, hiện giá đất thổ cư dọc tỉnh lộ 8 và tuyến đường chính vào UBND xã Cư Suê giao động từ 120-150 triệu đồng/m chiều ngang. Đất nông nghiệp đa số được bán theo sào (500m2), với giá mỗi sào giao động từ 450-500 triệu đồng, tùy theo từng vị trí đất.

Theo ông Đặng Văn Hoan-Chủ tịch UBND xã Cư Suê, hiện thị trường BĐS ở địa phương đang rất “nóng”. Trước tình hình có nhiều hộ dân trong địa phương bán đất, phía UBND xã đã thông tin trên loa, đài truyền thanh, khuyên bà con nên thận trọng trong việc mua bán đất, nhất là khâu giao dịch như sang nhượng giấy tờ, trả tiền, nhận tiền để tránh xảy ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng…

Một dự án BĐS khác đã được bán cho người dân xây dựng nhà

Cũng theo ông Hoan, phía xã cũng khuyên bà con đã bán đất thì nên mua lại miếng khác ở xa hơn, giá cả hợp lý hơn để sau này còn có đất sản xuất. “Việc mua-bán đất thì chúng tôi không cấm được, cũng không thống kê được vì đa số mọi giao dịch đều thông qua các phòng công chứng tư nhân”, ông Hoan trao đổi.

Cấm chuyển đổi mục đích

Theo tìm hiểu của PV, đầu tháng 5/2019, UBND huyện Cư Mgar (Đắk Lắk) đã có Công văn số 1014, gửi UBND xã Cư Suê về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã này.

Nội dung Công văn nói trên thể hiện, UBND xã Cư Suê đã không thực hiện việc rà soát quy hoạch xây dựng, không có tổng hợp, báo cáo về UBND huyện Cư Mgar để huyện trình lên UBND tỉnh Đắk Lắk. Do đó, trong danh mục kế hoạch lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, không có danh mục lập quy hoạch chi tiết điểm dân cư của UBND xã Cư Suê.

Nhiều con đường bê tông được chủ đầu tư mở ra

Từ những phân tích trên, lãnh đạo UBND huyện Cư Mgar cho rằng, phía huyện không đồng ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư ở những vùng nằm ngoài khu dân cư tại xã Cư Suê.

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó chủ tịch huyện Cư Mgar, phụ trách lĩnh vực đất đai trao đổi: “Chúng tôi chỉ đồng ý cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở những điểm đã có khu dân cư ổn định. Ngoài ra, những khu vực chưa có dân cư, chưa có đất thổ cư thì tạm thời dừng chuyển đổi. Chúng tôi phải làm nghiêm để địa phương phát triển theo định hướng cụ thể. Không thể để các doanh nghiệp BĐS đầu cơ, chuyển đổi mục đích loạn cả lên, phá vỡ quy hoạch”.

Một con đường khác được doanh nghiệp BĐS nâng cấp

Cũng theo vị lãnh đạo UBND huyện Cư Mgar, tại xã Cư Suê có khoảng 20 trang trại chăn nuôi đã được quy hoạch nằm cách xa khu dân cư. Tuy nhiên, mới đây có một số đơn vị vào đầu tư, mua đất, san ủi và tự ý đổ đường bê tông nhằm phân lô bán nền. Phía UBND huyện không đồng ý cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở khu vực này vì gần khu trang trại, sẽ lại phát sinh kiện tụng.

Liên quan đến việc các doanh nghiệp BĐS tự ý đổ đường bê tông trên đất nông nghiệp, vị lãnh đạo UBND huyện Cư Mgar cho hay, phía huyện đang cử bộ phận chuyên môn làm việc, yêu cầu làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân tại UBND xã Cư Suê để xử lý theo quy định. Ngoài ra, UBND huyện Cư Mgar kiên quyết xử lý tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của những cá nhân trên địa bàn, làm ảnh hưởng đến quy hoạch chung về kinh tế-hạ tầng của huyện.

Người mua dễ rơi vào cảnh "tiền mất tật mang" khi mua đất mà không tìm hiểu kỹ thông tin

Thực tế, UBND huyện Cư Mgar đã có lệnh cấm chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang thổ cư tại xã Cư Suê, ở những vị trí không phù hợp. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, một số cá nhân kinh doanh BĐS vẫn đăng tải thông tin bán đất nông nghiệp tại xã này với lời hứa chắc như đinh đóng cột: "chuyển lên được thổ cư".

Rõ ràng, với tình hình trên, nếu người dân không tìm hiểu kĩ thông tin, mua phải những vị trí đất cấm chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang thổ cư tại xã Cư Suê thì sẽ rơi vào cảnh "tiền mất tật mang", không thể xây dựng nhà ở. 

Trần Nhân
Từ khóa: Cư Suê Cư Mgar Đắk Lắk Bất động sản Sốt giá Loạn Vỡ quy hoạch

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.