Công ty Solavina “bặt vô âm tín", dân trồng sâm đương quy "tự bơi"

Trong hợp đồng liên kết sản xuất, Công ty Cổ phần Dược liệu Solavina cam kết sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân Đắk Nông khi thu hoạch sâm đương quy. Tuy nhiên, dự án triển khai được vài tháng thì phía công ty đã “lặn mất tăm”, bỏ mặc người dân “tự bơi” với vườn sâm của mình.

Dù vườn sâm đương quy phát triển khá tốt nhưng bà Bảy vẫn chưa tìm được đầu ra

Công ty “bỏ chạy”

Mấy tháng nay, những hộ dân tại xã Cư Knia (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) như ngồi trên đống lửa khi vườn sâm đương quy của họ đã đến tuổi thu hoạch nhưng chẳng ai mua.

Theo đó, vào tháng 12/2017, có 7 hộ dân tại xã Cư Knia đã tham gia ký hợp đồng liên kết trồng sâm đương quy với Công ty Cổ phần Dược liệu Solavina trong thời hạn 1 năm trên diện tích 2,5 ha. Trong đó, mỗi ha phía Công ty Solavina chi ra trước 80 triệu đồng tiền giống (sẽ thu lại sau), người dân chịu 120 triệu đồng chi phí tiền phân bón, ống nước, béc tưới…

Nội dung hợp đồng nêu rõ, phía Công ty Solavina sẽ hỗ trợ kĩ thuật chăm sóc, thuốc… cho các hộ dân tham gia liên kết trồng sâm đương quy. Đặc biệt, phía công ty đảm bảo sẽ bao tiêu đầu ra khi bà con thu hoạch đương quy với giá 15-16 ngàn đồng/kg.

Trước khi thực hiện dự án, các hộ dân tham gia liên kết được phía Công ty Solavina dẫn sang huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng nhằm tham khảo, tìm hiểu thực tế mô hình trồng đương quy tại đây. Tuy nhiên, khi trở về xã Cư Knia để triển khai dự án, cả 7 hộ dân trồng đương quy đều bị Công ty Solavina “bỏ rơi”.

Theo đó, trong khoảng 3 tháng đầu triển khai dự án, phía Công ty Solavina vẫn cử cán bộ xuống tận nương rẫy, hướng dẫn bà con các quy trình kĩ thuật như bón phân, chăm sóc đương quy. Tuy nhiên, thời gian sau đó, công ty này không đoái hoài gì đến vườn sâm liên kết.

Chỉ trong thời gian ngắn sau khi bị công ty “bỏ rơi”, đa phần diện tích trồng cây đương quy xuất hiện nấm lạ, phát triển kém. Bởi lẽ, đây là loài cây mới, người dân chưa có kinh nghiệm trồng, chăm sóc. Hơn thế, đội ngũ cán bộ chuyên môn từ cấp huyện đến cấp xã cũng thiếu tư liệu, kiến thức về đương quy nên không thể hỗ trợ.

Theo tìm hiểu của PV Infonet, vào năm 2017, Công ty Solavina mở chi nhánh tại tỉnh Đắk Nông. Đến tháng 6/2017, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông đã có buổi làm việc với đại diện của công ty này về việc phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu phía Công ty Solavina phải có phương án cụ thể, xác định rõ phương thức liên kết với hộ dân, tổ hợp tác cũng như những cam kết của công ty với người dân trong quá trình liên kết. Sau khi khảo sát, xác định được vùng đất liên kết, phía công ty phải có Đề án gửi Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông để tham mưu UBND tỉnh xem xét theo quy định.

Đến tháng 12/2017, thông qua Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông, Công ty Solavina đã được giới thiệu để ký hợp đồng liên kết trồng và tiêu thụ cây dược liệu sâm đương quy với các hộ dân tại xã Cư Knia.

Ông Đáp chán nản, bỏ vườn sâm quý chết dần chết mòn vì không có đầu ra

Không ai “giải cứu”, nông dân bỏ vườn

Theo ông Vũ Xuân Đáp (thôn 1, xã Cư Knia), gia đình ông đã bỏ ra vài chục triệu đồng (chưa kể tiền công) để tham gia trồng 3 sào đương quy. Tuy nhiên, khi vườn sâm đương quy của ông bị nấm bệnh, ông liên hệ phía công ty để nhờ tư vấn, hướng dẫn kĩ thuật thì không được đáp ứng.

Cuối cùng, vườn sâm của ông chết dần chết mòn, thiệt hại rất nhiều. Đến cuối năm 2018 và đầu năm 2019, khi vườn sâm đạt tuổi thu hoạch, ông cùng các hộ dân cố gắng tìm đầu ra cho cây đương quy nhưng vẫn chưa được. Chán nản, thất vọng, ông Đáp bỏ mặc vườn sâm quý.

Cũng  theo ông Đáp, vốn đầu tư trồng đương quy không quá nhiều. Tuy nhiên, để trồng và chăm sóc loài cây này, bà con phải tốn rất nhiều công sức, thời gian, đặc biệt là công làm đất và hệ thống béc tưới. Tính chung, mỗi ha trồng đương quy cũng phải tốn khoảng 200 triệu chi phí. Đó là chưa kể đến thiệt hại trong thời gian đất “chết” (1 năm), không xen canh, luân canh được các loại cây trồng khác.

Một người dân lặng lẽ thu gom các dụng cụ từng dùng để chăm sóc vườn đương quy

Tương tự, bà Nguyễn Thị Bảy (thôn 11, xã Cư Knia) cũng tham gia liên kết trồng khoảng 3 sào cây đương quy nói, do bà con chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên cây đương quy trên diện tích trồng liên kết phát triển kém, không đạt chất lượng, yêu cầu. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua nguyên do là công ty vô trách nhiệm, đơn phương phá vỡ hợp đồng liên kết, không tham gia hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc để nông dân chịu thiệt.

Về phía chính quyền địa phương, bà Nguyễn Thị Út, Chủ tịch Hội nông dân xã Cư Knia cho hay, việc Công ty Solavina phá vỡ hợp đồng khiến nông dân tham gia liên kết trồng đương quy phải “tự bơi”, tìm đầu ra cho sản phẩm.  

Bà Út đồng tình với ý kiến cho rằng, trong việc này đều có lỗi của cả hai bên. Trong đó, phía nông dân chăm sóc cây sâm đương quy không đảm bảo vì thiếu kinh nghiệm, khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, phía Công ty Solavina đã tự phá vỡ hợp đồng, chất lượng giống bán cho bà con cũng không đảm bảo tiêu chuẩn.

Chính quyền địa phương đang nỗ lực "giải cứu" sâm đương quy cho bà con xã Cư Knia

Vị Chủ tịch Hội nông dân xã Cư Knia chia sẻ: “Mới đây, chúng tôi tham khảo ý kiến của một số người có kinh nghiệm về sâm đương quy. Khi về địa phương khảo sát, họ đánh giá chất lượng giống mà Công ty Solavina bán cho bà con là loại rễ nhỏ, không đạt tiêu chuẩn”.

Cũng theo bà Út, để đảm bảo quyền lợi của người nông dân khi tham gia liên kết sản xuất, cần phải có sự quản lý sát sao của các cơ quan Nhà nước. Trong trường hợp các công ty tự ý phá vỡ hợp đồng, cơ quan Nhà nước phải vào cuộc, xử lý.

Còn ông Hồ Sơn- Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cư Jút cho biết, khoảng 5 tháng nay, phía công ty Solavina đã “bặt vô âm tín”. Trước tình hình đó, Phòng NN&PTNT đã kết hợp với UBND xã Cư Knia, lập biên bản về việc công ty tự ý hủy hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho bà con trong trường hợp xảy ra tranh chấp. 

Ông Sơn trao đổi: “Theo lý, Công ty Solavina phải đứng ra chia sẻ những thiệt hại do đương quy bị nấm bệnh với bà con, đảm bảo đầu ra như trong hợp đồng. Bởi lẽ, nếu công ty bám sát địa bàn từ đầu thì không xảy ra việc các vườn đương quy bị nấm bệnh. Thế nhưng, họ đã bỏ đi, để nông dân gánh thiệt hại, lao đao tìm đầu ra cho cây sâm đương quy. Đây là một bài học đắt giá cho các cơ quan chuyên môn trong việc đánh giá chất lượng, năng lực thực tế và uy tín của các công ty từ nơi khác về đầu tư, liên kết sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”.

Trần Nhân-Hải Dương
Từ khóa: Công ty Solavina bỏ chạy đương quy tự bơi Đắk Nông

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.