Tổng thống Erdogan đáp trả gay gắt việc Mỹ đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga không liên quan đến an ninh của NATO hoặc các hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ năm F-35 của Mỹ.

Kênh TRT dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 9/3 khẳng định thỏa thuận mua các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga “không liên quan” đến an ninh của Mỹ, NATO. Những lý do mà chúng tôi mua các hệ thống này là rõ ràng.

Tổng thống Mỹ Trump, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Tổng thống Erdogan cũng lưu ý rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không bí mật các điều kiện hoạt động của S-400 đối với các đối tác liên minh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyên bố của Tổng thống Erdogan được đưa ra chỉ một ngày sau khi Lầu Năm Góc cảnh báo Ankara về “những hậu quả nghiêm trọng” nếu thỏa thuận tiếp tục được xúc tiến.

Phát biểu tại thành phố Diyarbakir, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan khẳng định: “Mọi người đều biết rằng vấn đề này không liên quan gì đến NATO, dự án F-35 và an ninh của Mỹ." Theo ông, "vấn đề không phải là các hệ thống S-400” mà là về “việc Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện những hành động theo ý chí của riêng mình”, đặc biệt là tại Syria.

Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Thậm chí Lầu Năm Góc đã đe dọa Ankara sẽ gánh những “hậu quả nghiêm trọng”, đặc biệt là các lệnh trừng phạt và làm xấu đi các mối quan hệ trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Bao gồm các máy bay chiến đấu F-35 và các hệ thống tên lửa phòng không Patriot, mà phía Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ nhận được từ Washington.

Mỹ lo ngại rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, khi sở hữu máy bay F-35 của Mỹ và hệ thống S-400 của Nga, có thể để lộ khả năng của các máy bay chiến đấu của Mỹ trước Nga.

Ngoài ra, Washington luôn đặt vấn đề về tính tương thích của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 với các hệ thống vũ khí đang nằm trong biên chế của NATO. Mỹ tin rằng hợp đồng mua bán các hệ thống S-400 là một phần trong những nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ liên minh này.

Hệ thống tên lửa phòng không S400 của Nga

Trước đó, ngày 8/3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Charlie Summers đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải gánh chịu “những hậu quả nghiêm trọng” nếu nước này tiếp tục xúc tiến thỏa thuận trên, trong đó Mỹ sẽ đình chỉ hợp đồng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ máy bay tiêm kích F-35 hoặc hệ thống tên lửa Patriot.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar ngày 8/3 cho biết, quốc gia này sẽ bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 trong tháng 10 tới.

Phát biểu trong buổi làm việc với Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Akar cho hay, việc triển khai hệ thống S-400 sẽ được thực hiện trong tháng 10 năm nay và không quân đang nghiên cứu khu vực nào tốt nhất để triển khai hệ thống này.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400, do tập đoàn sản xuất vũ khí Almaz-Antey của Nga thiết kế và chế tạo, được coi là hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất của Nga, có khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km và tầm cao tối đa 30 km.

Thỏa thuận mua các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-400 được Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký vào tháng 12/2017 với trị giá 2,5 tỷ USD, bất chấp những phản đối gay gắt từ Mỹ.

Trí Đức (Lược dịch)
Từ khóa: Tổng thống Erdogan đáp trả gay gắt việc Mỹ đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga tên lửa S400 tê lửa S-400 hệ thống phòng không S400 hệ thống phòng không S-400 Tổng thống Recep Tayyip Erdogan Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga máy bay chiến đấu thế hệ năm F-35 của Mỹ Nga Mỹ Thổ Nhĩ Kỳ NATO Hoa Kỳ Tổng thống Mỹ Trump Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan Hệ thống tên lửa phòng không S400 của Nga trí đức Infonet

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !