Đã làm sếp thì nên... tử tế: Sếp cầm tua vít đi sửa máy hỏng, mang rác đi đổ, thậm chí xin lỗi nhân viên khi bị trễ deadline

Làm sếp, tức là phải làm tất cả mọi việc và trách nhiệm với tất cả những gì họ đang phải quản lý và vận hành.

Nhiều người vẫn tưởng làm sếp là dễ, chỉ đơn thuần là "chỉ tay 5 ngón", giao toàn bộ công việc cho nhân viên là xong. Nhưng không, làm nhân viên phải cố gắng 5 thì làm sếp phải cố gắng những 10, những 15 lần nhân viên. 

Muốn vận hành cả một team hiệu quả, trước hết, sếp phải là người có trách nhiệm và không ngại bất cứ việc gì. Sếp nên là một tấm gương mẫu mực để cả team nhìn vào đó, làm theo và ra sức nỗ lực. Tác giả Linh Phan có những chia sẻ về việc làm sếp. Theo chị, đã làm sếp thì hãy nên làm sếp tử tế!

"Mình đã trải qua nhiều đời sếp khác nhau, và cũng đã là sếp. Số mình may nên toàn gặp được sếp tốt, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn không bao giờ tạo ra khoảng cách về cấp bậc, ở Việt Nam và cả ở đây đều như thế.

Về cơ bản, mình nghĩ sếp hay nhân viên thực chất cũng chỉ là đồng nghiệp. Cùng nhau làm việc, rồi hưởng lương hay quyền lợi dựa trên khả năng và trách nhiệm của mỗi người. Sếp của mình ở đây phải làm đủ việc, vừa như một nhân viên vừa là người ra quyết định và điều hành mọi thứ. Sếp cũng là người cầm tua vít đi sửa khi máy móc hỏng, cũng là người mang rác đi đổ vào cuối ngày, là người có thể làm thay được tất cả các vị trí khi có người trong team nghỉ, là người dọn dẹp kho, là người thỉnh thoảng nấu đồ ăn mang tới, ngồi cùng bàn, là người làm giấy tờ tính bảng lương, soạn hợp đồng, training nội bộ. Tức là: làm tất. Làm sếp, tức là phải làm tất cả mọi việc và trách nhiệm với tất cả những gì họ đang phải quản lý và vận hành. Sếp cũng là người từng xin lỗi nhân viên khi nhân viên bị trễ deadline, bảo rằng Tao xin lỗi vì tao planning không tốt nên đã làm mày bị "over due date". 

Đã làm sếp thì nên... tử tế: Sếp cầm tua vít đi sửa máy hỏng, mang rác đi đổ, thậm chí xin lỗi nhân viên khi bị trễ deadline - Ảnh 1.

Khi còn ở Việt Nam, sếp cũ của mình cách đây 5-6 năm cũng là một người như vậy, một người dù không phải làm việc cho công ty nước ngoài hay ở nước ngoài nhưng lúc nào cũng công tâm và bình đẳng với nhân viên. Sếp và mình vẫn còn chơi được với nhau kể cả khi mình đã nghỉ, và mình cũng chưa từng có cảm giác sợ hãi hay phải khép nép khúm núm khi đang làm việc cùng chị. 

Nhắc tới sếp, mình nhớ tới một người sếp khác của mình, đồng thời cũng đang là một nhà thiết kế. Có lẽ vì có hơn 20 năm sống ở Thụy Sĩ nên chị có nhiều quan điểm đồng điệu với mình. Trong công việc, nếu có thể làm gì, chị đều làm hết không phân định đây là việc của sếp hay đây là việc nhân viên phải làm. Chị động viên mỗi khi mình hoàn thành công việc. Chị tán thưởng nếu thành quả công việc mang lại kết quả tốt. Chị kết nối để mình có thêm nhiều cơ hội làm việc và mối quan hệ khác. Chị cởi mở chia sẻ về công việc, dự định và cả những mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày. Chị thường nói: "Em giúp chị làm cái này... cái kia... được không?" chứ không bao giờ nói "Em phải làm việc này... việc khác" hoặc chị sẽ hỏi mình "Em có thể hoàn thành được chứ?". 

Dự án với công ty Canada mà mình hỗ trợ họp team vào đầu tháng. Mọi người nói chuyện với nhau không có khoảng cách về tuổi tác hay cấp bậc, cuộc họp ngắn thường chỉ kéo dài 1 tiếng và 1 tháng 1 lần, không nhiều hơn. Sếp của mình cũng là người sẵn sàng làm mọi việc từ việc nhỏ nhất và chi li tới những quyết định lớn lao quan trọng để điều hành cả bộ máy con người lẫn công việc kinh doanh. 

Đã làm sếp thì nên... tử tế: Sếp cầm tua vít đi sửa máy hỏng, mang rác đi đổ, thậm chí xin lỗi nhân viên khi bị trễ deadline - Ảnh 2.

Mình cũng là người bao lần làm việc thay cho nhân viên của mình, phụ cả những việc lặt vặt chả có tên dù đó có thể là trách nhiệm của các bạn ấy. Đơn giản vì mình nghĩ là làm được cái gì thì làm, hỗ trợ gì thì hỗ trợ, nhân viên hay sếp hay quản lý cũng đều chỉ là những con người đang làm việc cùng với nhau, miễn sao công việc chạy được là được vì đó là trách nhiệm chung. 

Hôm nay, bạn nhân viên nhắn cho mình: "Em kể về các anh chị sếp cho bạn em mà chúng nó không tin". Các bạn có thể đang nghĩ là sếp tây với sếp ta thì khác nhau. Thực ra, sếp tây hay sếp ta không quan trọng, quan trọng là ở bản chất con người và ở môi trường mà chúng ta đang làm việc. Ngày xưa làm truyền thông và văn hóa nội bộ mãi, lý thuyết nói rằng văn hóa một công ty hay một nhóm làm việc là do người lãnh đạo mà ra. Điều này đúng. Cũng giống như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sếp cũng giống như "cha mẹ" ở khía cạnh họ sẽ trở thành hình mẫu cho "con cái" là nhân viên học tập. 

Thế nên, muốn có một team tử tế, có lẽ sếp phải là người tử tế trước đã.

Cái tử tế ở đây bao gồm cả về mindset lẫn chuyên môn nghề nghiệp."

Người giàu Nhật Bản sống chung cư, người nghèo có nhà riêng: Nhiều tiền nhưng vì sao người giàu Nhật không màng biệt thự, siêu xe?

Theo Trí Thức Trẻ

cafebiz.vn
Từ khóa: Làm sếp quản trị công ty quản lý doanh nghiệp nhân viên cách quản lý công ty quản trị doanh nghiệp

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.