Hơn 20 năm chăm vợ ốm, không một lời oán thán: Cổ tích giữa đời thường!

Cuộc sống xô bồ, bon chen giữa lòng thủ đô thường làm người ta quên đi những yêu thương nhỏ bé, quên mất đi việc trao cho nhau tình yêu, sự quan tâm. Có lẽ rất lâu rồi, người ta chẳng tin vào những tình yêu như trong cổ tích, vậy mà giữa lòng thủ đô Hà Nội, vẫn có một câu chuyện tình như thế.

Câu chuyện của ông Oánh chăm vợ là bà Khúa đang điều trị tại khoa Xương khớp bệnh viện E được cả bệnh viện biết đến và ai cũng cảm động trước tình cảm của cặp vợ chồng gia dành cho nhau - một câu chuyện cổ tích giữa cuộc sống xô bồ...

---

Ông Đỗ Đắc Oánh - một cựu giáo viên đã về hưu. Ngày trẻ, ông sống ở số nhà 41 Chùa Vua (Hà Nội) và đi dạy học bổ túc ở khu Hai Bà Trưng. Ông cũng là bí thư đoàn trường và là một thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến.

Năm 1960, theo lời kêu gọi của Bác Hồ, ông rời xa gia đình, rời xa Hà Nội cùng lớp thanh niên đầu tiên xung phong lên miền núi dạy học. Chuyến công tác tại tỉnh Sơn La đã trở thành một bước ngoặt lớn, khi ông gặp được người con gái Thái định mệnh của cuộc đời và nên duyên vợ chồng.

Ông Oánh vẫn còn nhớ như in lần đầu gặp người vợ của mình. "Tôi vô cùng ấn tượng với cô gái dân tộc Thái hiền hòa, chân chất, đặc biệt là có đôi mắt biết nói. Tôi quyết định định cư và lập nghiệp tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) để cùng xây dựng và vun đắp gia đình với cô ấy trên mảnh đất cao nguyên thơ mộng, tươi đẹp", ông Oánh nhớ lại.

Ông bồi hồi kể: "Năm 1968, tôi cưới bà ấy, lúc đó bố mẹ tôi đã mất, chỉ có ông anh cả đứng ra lo hôn lễ cho hai đứa. Anh cả tôi dặn: "Anh nhất trí cho chú lấy cô ấy, không được làm cho cô ấy khổ, phải khiến cô ấy hạnh phúc".

Cho đến bây giờ đã mấy chục năm, nhưng tôi không bao giờ quên lời dặn dò và lời hứa khi ấy của mình. Và tôi vẫn luôn thực hiện điều tôi đã nói, cho đến hết cuộc đời. Tôi sẽ chăm sóc bà ấy, làm bà ấy hạnh phúc, cả khi bà ấy ốm đau bệnh tật triền miên". 

Ảnh minh họa

Bà Khúa (vợ ông Oánh) nằm trên giường bệnh, nắm chặt tay ông như một lời cảm ơn đến người đàn ông đã cùng mình gắn bó suốt nửa thế kỉ, khi 2 vợ chồng chia sẻ câu chuyện của mình với chúng tôi.

Bà Khúa cho biết, khi còn là giáo viên cấp 1 và mới 43 tuổi. Bà mắc căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp kèm loãng xương nặng khiến bà thường xuyên bị đau ốm. Vì vậy, khi đủ năm lao động là bà xin về hưu, dành thời gian cho gia đình để ông yên tâm công tác. "Nhưng căn bệnh ngày càng hạnh hạ khiến tôi đau đớn hơn, các khớp sưng tấy, khó đi lại. Nhất là những ngày trái gió trở trời", bà Khúa nói.

Bà Khúa kể, từ hồi mới bệnh, bà dùng thuốc cổ truyền của người cùng quê nhưng không khỏi mà còn bị hoại tử. Từ năm 1994 bà phải đi điều trị ở Bệnh viện Bộ Công an. Nhưng suốt 3 tháng ròng điều trị không tiến triển, bà như rơi vào thời kì đen tốt. "Tôi chỉ nằm được một chỗ, cố gắng ngồi dậy, còn việc đi lại là không thể từ đó đến nay", bà Khúa nói.

Vẫn theo bà, về Hà Nội chữa mỗi năm 4 lần, mỗi lần kéo dài 2-3 tuần, nhưng may mắn bà đều có chồng ở bên cạnh chăm sóc. Dù ở viện, hay ở nhà, ông Oánh cũng lo cho bà từ bữa ăn, giấc ngủ, đi vệ sinh, xoa bóp chân để vợ đỡ đau.

"Khi bà ấy có bệnh và trở nên cáu gắt, bản thân tôi phải kiềm chế, nhường nhịn rất nhiều. Đã trên 70 tuổi, con cháu đều trưởng thành và tự lập, thì mình có ra đi cũng không có điều gì phải hối tiếc cả. Nhưng tôi chỉ mong có sức khỏe để chăm sóc bà ấy đến lúc cả 2 có thể cùng nhắm mắt xuôi tay", ông Oánh nghẹn ngào.

Từ năm 2004, ông bà đã chuyển hẳn về Hà Nội sinh sống để gần con cháu và cũng tiện cho việc điều trị. Cùng thời gian này, bà Khúa cũng bắt đầu được điều trị tại khoa Xương khớp bệnh viện E cho đến hiện tại. Suốt bao nhiêu năm nằm viện, bác sĩ, y tá ở đây ai cũng biết đến câu chuyện cảm động của đôi vợ chồng ông Oánh - bà Khúa này.

Bác sĩ đang thăm khám cho bà Khúa. Ảnh: P.N

Một y tá ở đây chia sẻ: "Cuộc đời này chẳng mong gì nhiều, chỉ cần 1 người luôn bên cạnh, yêu thương, chăm sóc, trân trọng mình cả khi khỏe mạnh và lúc ốm đau như bà Khúa là hạnh phúc lắm rồi".

Theo y tá này, ông bà Oanh - Khúa là bệnh nhân "ruột" của khoa mình. Hơn 15 năm bà Khúa bị viêm khớp dạng thấp, với bàn tay bàn chân đã biến dạng khó vận động, cột sống đã xẹp lún nên không tự đi được, phải ngồi xe lăn. Hầu như mọi sinh hoạt cá nhân từ việc nhỏ nhất như ăn uống, vệ sinh bà đều cần giúp đỡ.

Thế nhưng, những việc tưởng chừng phải có người trẻ hỗ trợ thì ông Oánh - một thầy giáo già, hết lòng tận tụy chăm sóc vợ khiến ai cũng cảm động. "Chưa bao giờ tôi thấy ông cáu kỉnh, oán thán mà luôn lạc quan, tin tưởng vào sự điều trị của y bác sĩ, vui vẻ động viên bà, có mệt mỏi lo âu cũng ko để bà nhìn thấy", nữ y tá chia sẻ.

Được biết, 51 năm chung sống, ông bà Oanh - Khúa sinh được 5 người con, hiện giờ gia đình có thêm 9 cháu nội và 2 cháu ngoại. Nhưng mọi việc chăm sóc vợ, ông Oánh chưa một lần phải nhờ tới các con. Tình cảm của ông Oánh dành cho vợ mình khiến ai một lần được nghe, được biết cũng không khỏi xúc động, nghẹn ngào.

Đông Vũ

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !