Tin nổi bật 4/9: Phớt lờ Mỹ, Iran "ra điều kiện" với EU về thỏa thuận hạt nhân

Iran "ra giá" 15 tỉ USD để quay trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân; Tehran thả 7 thủy thủ tàu Anh, tuyên bố cho châu Âu hai tháng để hoàn tất các cam kết; Hải quân Philippines, Brunei và Việt Nam bắt đầu diễn tập trên Biển Đông... là những tin nổi bật ngày 4/9.

Căng thẳng Mỹ - Iran:

* Mới đây có thông tin cho rằng Iran đã tiến hành đàm phán với Pháp về việc quay trở lại thực thi đầy đủ cam kết trong Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA).

Theo đó, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi nói với hãng tin Fars rằng: “Để quay trở lại thực thi đầy đủ cam kết trong thỏa thuận hạt nhân thì Tehran phải nhận được 15 tỉ USD tiền dầu trong vòng bốn tháng, nếu không tiến trình giảm thực thi các cam kết vẫn sẽ tiếp tục”.

Iran sẽ thực thi thỏa thuận hạt nhân nếu nhận được 15 tỉ USD tiền dầu trong bốn tháng? Ảnh: CCO

* Trong một diễn biến khác, Iran cho biết sẽ thả tự do cho 7 thủy thủ đoàn tàu Stena Impero của Anh mà nước này bắt giữ hôm 20/7. Động thái này được thực hiện hai tuần sau khi Hải quân Hoàng gia Anh thả tàu chở dầu Grace 1 của Iran bị bắt gần Gibraltar.

* Mỹ đã áp đặt một vòng trừng phạt mới vào chương trình vũ trụ mới của Iran với lý do rằng vụ phóng vệ tinh gần đây của nước này là bằng chứng cho thấy Tehran vẫn tiến hành chế tạo các tên lửa đạn đạo bí mật.

Theo RT, các lệnh trừng phạt mới của Washington cấm công dân Hoa Kỳ làm ăn với các đơn vị, công ty của Iran có liên quan tới các chương trình vũ trụ, bao gồm Cơ quan Vũ trụ Iran và hai viện nghiên cứu gồm Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Iran và Viện Nghiên cứu du hành vũ trụ.

* Tàu chở dầu Iran Adrian Darya 1, “nhân vật” trung tâm của căng thẳng giữa Tehran và các cường quốc phương Tây, dường như đã biến mất khi tắt máy phát sóng ở khu vực bờ biển Địa Trung Hải, phía Tây Syria.

Reuters trích dẫn nguồn tin từ dữ liệu theo dõi tàu thuyền Refinitiv hôm 3/9 cho biết, tàu chở dầu Adrian Darya 1 phát tín hiệu lần cuối cùng tại vị trí giữa đảo Síp và Syria vào lúc 15h53 giờ GMT ngày 2/9.

Tình hình Syria:

* Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Nga cho hay, hai phương tiện bay không người lái (UAV) đã bị phát hiện khi tiến lại gần căn cứ không quân Hmeymim tại Syria tối 3/9. Các UAV này đã “bị tiêu diệt ở khoảng cách an toàn” bằng hệ thống phòng không tĩnh ở căn cứ.

* Bộ Quốc phòng Nga cho hay, căn cứ không quân Hmeymim và căn cứ hải quân Tartous của quân đội Nga tại Syria sẽ được tiến hành nâng cấp trong vài tuần tới.

Biểu tình ở Hong Kong:

* Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam hôm nay (4/9) sẽ tuyên bố chính thức rút dự luật dẫn độ, nguồn cơn của các cuộc biểu tình dẫn tới cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ qua.

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam. Ảnh: SCMP

* Theo đài CNN, ngay khi thông báo trên được đưa ra chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng lên 3,9% trong phiên giao dịch chiều 4-9, có mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

* Vào hôm 3/9, Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam cho biết, bà chưa bao giờ thảo luận về việc từ chức với Chính phủ Trung Quốc nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị ở Hong Kong.

Diễn tập hải quân ASEAN – Mỹ:

* Theo Inquirer, tàu tuần tra ngoài khơi của Hải quân Philippines BRP Ramon Alcaraz (PS-16) đã cùng tàu KDB Darulaman của Hải quân Hoàng gia Brunei đậu gần Bãi Đinh thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) vào ngày 26/8. Sau đó, tàu của Philippines và Brunei cùng di chuyển để gặp tàu HQ-18 của Hải quân Việt Nam ở khu vực gần Hòn Khoai, điểm cực nam của Việt Nam và nằm gần Biển Đông.

* Thiếu tướng hải quân Joey Tynch, người phụ trách quan hệ hợp tác an ninh của hải quân Mỹ ở Đông Nam Á, cuộc diễn tập đầu tiên trên Biển Đông giữa hải quân Mỹ - ASEAN mang tên Tập trận Hàng hải ASEAN – Mỹ (AUMX) diễn ra trong tuần này không nhằm vào bất cứ ai hay được xem là phản ứng trước những hành động phi pháp của Trung Quốc trên vùng biển chiến lược.

* Cũng theo ông Tynch, Mỹ sẽ nghiên cứu về việc có nên tổ chức thường xuyên các cuộc diễn tập tương tự với ASEAN trong tương lai.

Brexit:

* Ông Boris Johnson vừa gặp phải trở ngại lớn đầu tiên trong sự nghiệp Thủ tướng khi một nhóm liên minh các nhà lập pháp Anh đã giành lợi thế trong cuộc bỏ phiếu thông qua Dự luật về ngăn chặn rời Brexit không có thỏa thuận.

Theo CNN, với 301 phiếu thuận và 328 phiếu chống, Chính phủ của Thủ tướng Jonson đã bị đánh bại bởi các đảng đối lập và ngay cả các nhà lập pháp “chống đối” trong Đảng Bảo thủ của chính ông. Ngay lập tức ông Johnson đã khai trừ 21 nghị sĩ khỏi đảng Bảo thủ và ấn định một cuộc tổng tuyển cử đột xuất vào ngày 14/10 tới.

Tuệ Minh (tổng hợp)
Từ khóa: tin nổi bật tin nổi bật 4/9 tin thế giới 4/9 Iran thả thủy thủ Anh thỏa thuận hạt nhân Iran Mỹ trừng phạt Iran diễn tập hải quân ASEAN - Mỹ Biển Đông

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !