Tháo gỡ điểm nghẽn chính sách phát triển du lịch Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam

Ngành du lịch TP Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam vừa cùng xây dựng và hoàn tất dự thảo đề cương Đề án cơ chế, chính sách thí điểm đột phá phát triển du lịch ba địa phương, triển khai lấy ý kiến đóng góp để trình Thủ tướng quyết định!

Ngày 17/01, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho hay, được sự thống nhất của lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND tỉnh Quảng Nam cùng xây dựng Đề án cơ chế, chính sách thí điểm đột phá phát triển du lịch ba địa phương, đến nay ba địa phương đã hoàn tất dự thảo đề cương Đề án.

Lãnh đạo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam cùng xúc tiến quảng bá cho chương trình "Điển đến của Thiên đường biển đảo và Di sản thế giới"! (Ảnh do Sở Du lịch Đà Nẵng cung cấp)

Trong đó thống nhất tập trung xây dựng và đề xuất một số cơ chế chính sách trọng tâm như: Cơ chế, chính sách tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch mang tính trọng điểm. Cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc thù và hỗ trợ đào tạo, phát triển và thu hút nguồn nhân lực du lịch của từng địa phương.

Các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng cho các dự án du lịch, theo các khu vực ưu tiên, chính sách thu hút đường bay quốc tế trực tiếp, chính sách thị thực đối với khách quốc tế. Các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch.

Cơ chế chính sách đẩy mạnh liên kết với các địa phương để phát triển sản phẩm, thị trường và chuỗi giá trị du lịch: chính sách về liên kết để cùng khai thác, chia sẻ lợi ích giữa các địa phương, tránh tình trạng cục bộ trong vấn đề phát triển du lịch vùng miền và chính sách hình thành các chuỗi giá trị trong hoạt động du lịch của ba địa phương để khai thác có hiệu quả.

“Căn cứ tiềm năng, hiện trạng, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và qua đánh giá các điểm nghẽn chính sách phát triển du lịch ba địa phương cho thấy việc nghiên cứu xây dựng Đề án về cơ chế chính sách ưu đãi đột phá thí điểm áp dụng cho Cụm du lịch trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế -Đà Nẵng – Quảng Nam) là hết sức cần thiết, có tầm quan trọng giúp thúc đẩy mạnh mẽ phát triển ngành du lịch của ba địa phương!” – Bà Trương Thị Hồng Hạnh nhấn mạnh.

Bà Trương Thị Hồng Hạnh cũng cho hay, với quy mô và phạm vi nghiên cứu Đế án khá lớn, các nội dung cơ chế chính sách đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến thực tiễn và văn bản quy định của Luật hiện hành để từ đó đề xuất các cơ chế đột phá phù hợp với yêu cầu, mục tiêu phát triển của ngành du lịch ba địa phương nhưng vẫn đúng quy định của pháp luật.

Để tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh các nội dung Đề án nhằm xây dựng các cơ chế thiết thực tạo động lực lớn thúc đẩy phát triển du lịch, ba địa phương mong muốn nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp du lịch, những người quan tâm và tâm huyết đối với ngành du lịch.

“Đồng thời, ngành du lịch ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng và Quảng Nam rất mong muốn được hợp tác với các chuyên gia giàu kinh nghiệm để xây dựng Đề án hoàn chỉnh, sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt!” – Bà Trương Thị Hồng Hạnh nói.

HẢI CHÂU
Từ khóa: Đà Nẵng Thừa Thiên Huế Quảng Nam du lịch Thủ tướng Chính phủ chính sách

Lễ hội Rồng hứa hẹn khuấy đảo Hạ Long dịp lễ 30/4

Từ ngày 27/4 - 1/5, du khách đến với Sun World Ha Long sẽ được thưởng thức những màn tranh tài Lân Sư Rồng mãn nhãn, trải nghiệm show khủng long kỳ thú hay check-in Vườn Rồng trong Lễ hội Rồng.

Trồng 4 cây này giữa nhà, người đàn ông ở TP.HCM có 'máy điều hòa' suốt 30 năm

Trồng 4 cây dừa xiêm giữa căn nhà tuềnh toàng, người đàn ông ở TP.HCM có nơi tránh nóng, chống bão suốt 30 năm qua.

Ngôi nhà sàn được làm từ 500 khối gỗ lim, mất hơn 2 năm mới hoàn tất

Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khi du khách đến với TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngôi làng ở Hưng Yên, người dân phất lên nhờ đi khắp cả nước mua thứ đồ 'bỏ đi'

Hơn 30 năm qua, kinh tế của người dân ở làng Khoai (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) phát triển mạnh mẽ, nhiều người thành tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi như nhựa, nilon.

Có con trâu hiếm, lão nông miền Tây thu hút hơn 200 người đến xem mỗi ngày

"Lúc đến mua, chỉ cần nhìn qua là tôi ưng ngay, bộ lông mượt, ánh mắt linh hoạt và khoang khoáy (xoáy trên mình trâu) rất đẹp", ông Càng kể về con trâu hiếm của mình.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Đang cập nhật dữ liệu !