Bé ho lâu ngày không khỏi, bố mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân

Vài tháng trở lại đây, thấy con hay bị ho, khò khè, sặc sau ăn, gia đình cháu Nguyễn T.N. (2 tuổi, ở Thanh Hóa) thỉnh thoảng lại mua thuốc ho, thậm chí là kháng sinh về cho con uống nhưng không đỡ.

Dị vật được lấy ra trong thực quản của bé.


Thấy con ho, khò khè ngày càng nặng lên, gia đình đưa đi khám và chụp X-quang mới “tá hỏa” khi nghe bác sĩ thông báo phát hiện có dị vật trong thực quản của cháu.

Bác sĩ Nguyễn Minh Khôi – khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh nhi nhập viện ngày 30/4, do bị ho tái diễn. Chụp X-quang ngực phát hiện dị vật cản quang dạng vòng ở vị trí tương ứng với nền cổ. Chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh dị vật kim loại nằm trong trung thất trên, có ổ dịch khí xung quanh. Tuy nhiên, khi khai thác tiền sử gia đình không hề hay biết cháu đã nuốt phải dị vật gì và khi nào.

“Thông thường, dị vật có thể lấy được bằng phương pháp nội soi qua đường tự nhiên. Tuy nhiên điều đặc biệt của trường hợp này là khi nội soi hô hấp và tiêu hóa tìm dị vật lại không phát hiện dị vật trong lòng khí quản hay thực quản mà chỉ có dấu hiệu nghi ngờ với vết loét trợt tại thành trước thực quản.” – BS Khôi cho hay.

Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ nhận thấy đây là ca bệnh đặc biệt, do mảnh kim loại có hiện tượng xâm thực vào thành thực quản và thoát ra gây áp-xe trung thất, không quan sát và lấy được qua soi tiêu hóa và hô hấp thông thường nên phẫu thuật mở tại chỗ là lựa chọn duy nhất.

TS.BS Tô Mạnh Tuân- phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp đồng thời cũng là phẫu thuật viên chính của ca mổ chia sẻ: “Ngày 3/5, bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật với vết rạch ngang vùng cổ trước. Do vị trí dị vật nằm sát sau tuyến giáp, dây thần kinh thanh quản quặt ngược và các mạch máu lớn vùng cổ nên nguy cơ tai biến trong mổ rất cao.

Trong mổ phát hiện khối áp-xe trung thất trên nằm giữa khí quản và thực quản, kèm theo tổn thương thành thực quản. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu tích vào ổ áp-xe, lấy được dị vật kim loại dạng vòng, đường kính 18mm, dày 0.5mm, có cạnh sắc.

Sau ca phẫu thuật kéo dài 3 tiếng, trẻ được thở máy, dùng kháng sinh liều cao, chống phù nề. Sau 18 ngày điều trị, hiện trẻ đã ổn định, ăn uống tốt, được ra viện.
Bác sĩ Khôi cho biết, hóc dị vật là tai nạn rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Dị vật có thể gặp ở đường tiêu hóa, gây tắc ruột, thủng ruột (đặc biệt với dạng dị vật có từ tính); hoặc đường hô hấp gây suy thở cấp dẫn tới tử vong. Dù đã được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện truyền thông nhưng những trường hợp trẻ bị hóc, nuốt dị vật nguy hiểm đến tính mạng vẫn thường xảy ra.

Bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh và các cô giáo trông trẻ cần đặc biệt chú ý không nên cho trẻ cầm các loại đồ chơi, các vật nhỏ trẻ có thể bỏ vào miệng. Khu vực chơi của bé trong nhà phải sạch sẽ, không nên có các vật như: viên bi, pin, đinh, ngòi bút, lò xo… Nếu thấy trẻ ngậm vào miệng các vật nhỏ có thể gây hóc cần nhẹ nhàng dỗ cho trẻ tự nhè ra; không cho tay móc miệng làm trẻ sợ, khóc vì như vậy trẻ dễ nuốt dị vật vào đường ăn hoặc hít vào đường thở.


Hồ Thanh Nga

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !