Nghiên cứu: Vừa ngủ vừa bật đèn hoặc vừa ngủ vừa bật TV dễ dẫn tới béo phì

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra, việc ngủ gật trong khi bật TV hoặc ngủ và bật đèn có thể làm rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể và dẫn tới béo phì.

Nghiên cứu: Vừa ngủ vừa bật đèn hoặc vừa ngủ vừa bật TV dễ dẫn tới béo phì - ảnh 1

Nghiên cứu do Viện Y tế quốc gia Mỹ công bố cho thấy, có những mối liên hệ nhất định giữa việc tiếp xúc quá nhiều ánh sáng vào ban đêm với các nguy cơ sức khỏe, bao gồm béo phì.

Dale Sandler, tác giả chính của nghiên cứu, đồng thời là nhà khoa học thuộc Viện khoa học sức khỏe Môi trường quốc gia Mỹ cho biết: "Về mặt tiến hóa, chúng ta phải ngủ vào ban đêm. Nó quan trọng hơn nhiều so với tưởng tượng".

Theo hãng thông tấn AP, việc tiếp xúc hàng ngày với ánh sáng và bóng tối giúp duy trì đồng hồ sinh học của con người luôn đi theo một quỹ đạo nhất định, tránh sai lệch. Nó cũng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, tiết các hormon giúp kích thích ngủ ngon, duy trì huyết áp và các chức năng khác của cơ thể.

Nhưng nếu bằng cách nào đó, chúng ta phá vỡ khả năng nhận thức ngày và đêm của cơ thể, nhịp sinh học của chúng ta sẽ bị đảo lộn nghiêm trọng. Kết quả của việc làm gián đoạn chu kỳ đánh thức sau giấc ngủ sẽ dẫn tới suy giảm sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, trầm cảm và béo phì.

Nhóm nghiên cứu của Dale Sandler đã tiến hành phân tích dữ liệu sức khỏe và lối sống của gần 44 ngàn phụ nữ Mỹ để tìm manh mối cho nguyên nhân gây ra ung thư vú. Phân tích tập trung vào dữ liệu giấc ngủ, thời gian tiếp xúc với ánh sáng và tình trạng tăng cân trong suốt quá trình nghiên cứu.

Nghiên cứu: Vừa ngủ vừa bật đèn hoặc vừa ngủ vừa bật TV dễ dẫn tới béo phì - ảnh 2

Những phụ nữ trong nghiên cứu sẽ phải trải qua các bài kiểm tra y tế và phải điền vào bảng câu hỏi về sức khỏe, lối sống định kỳ. Kết quả cho thấy, những người ngủ ban đêm và trong phòng bật TV có khả năng tăng ít nhất 5kg trong vòng 5 năm so với những người ngủ bình thường trong bóng tối. Bên cạnh đó, nhóm người vừa ngủ vừa bật đèn hoặc xem TV dễ bị béo phì hơn 30%.

Sandler khẳng định, trọng lượng tăng thêm này có liên quan đến tình trạng phá vỡ nhịp sinh học chứ không phải do đồ ăn vặt gây ra. Bởi lẽ trước đó phân tích đã tính đến các biến số có thể gây tăng cân như chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thời gian ngủ. Các nhà khoa học tin rằng, kết quả tương tự cũng sẽ thể hiện trên nam giới.

Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu trên động vật và ở người phát hiện thấy mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo và tình trạng tăng cân. Nhưng chính xác nguyên nhân dẫn tới cơ chế phức tạp này chưa được làm rõ. Trong khi đó một số nhà khoa học phỏng đoán rằng, sự gián đoạn giấc ngủ có thể đã giải phóng các hormon liên quan đến giấc ngủ và sự thèm ăn, đồng thời phá vỡ các tế bào có chức năng đốt cháy calo của cơ thể.

Tiến sĩ Phyllis Zee, một chuyên gia về rối loạn nhịp sinh học và giấc ngủ tại Đại học Northwestern Chicago khẳng định, nghiên cứu này rất quan trọng vì nó đã làm nổi bật một trong những hành vi dễ dẫn tới béo phì. Cùng với việc điều chỉnh nguồn sáng đúng thời điểm, cộng với tập thể dục và dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp chúng ta có một sức khỏe tốt.

Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí y học JAMA Internal Medicine mới đây.

Tiến Thanh

Theo VnReview - vnreview.vn

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !