Donald Trump, nguyên thủ bận rộn nhất năm 2018

Một số cây viết của báo New York Times tin rằng, ông Trump đang ngày càng chắc chắn hơn trong quyết định của mình, nhưng cũng xa rời những người xung quanh hơn kể từ khi nhậm chức.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, năm 2018 có lẽ là năm đầu tiên chính phủ Mỹ đóng cửa ba lần, lần lượt diễn ra vào tháng 1, tháng 2 và tháng 12, trong đó lần đóng cửa mới nhất đã diễn ra kéo sang cả năm 2019 này. Đáng chú ý hơn cả, các lần đóng cửa này đều bắt nguồn từ bất đồng quan điểm về ngân sách chi tiêu quốc gia.

Với quan điểm “Đối nội cứng rắn, đối ngoại không khoan nhượng”, ông Donald Trump đã có nhiều hành động gây tranh cãi.

Lần đóng cửa vào tháng 1 diễn ra từ ngày 20 đến tối 22/1/2018, sau khi Thượng viện Mỹ không thống nhất quan điểm về việc cung cấp ngân sách cho các cơ quan chính phủ do những tranh cãi liên quan đến chính sách nhập cư cũng như việc xây tường biên giới giữa Mỹ và Mexico, một trong những chính sách mà Tổng thống Trump đã từng hứa thực hiện khi còn tranh cử. Đến tháng 2, chính phủ Mỹ cũng đã đóng cửa trong vài giờ đồng hồ trong đêm, nhưng đã kịp mở cửa trở lại vào buổi sáng hôm sau khi kế hoạch chi tiêu ngân sách được công bố.

Đến tháng 12, cũng lại là việc các nghị sĩ Mỹ không chấp thuận đề xuất chi 5 tỉ USD cho bức tường biên giới với Mexico, đã có nhiều quyết định gây tranh cãi dẫn đến việc chính phủ Mỹ tiếp tục phải đóng cửa. Tổng thống Mỹ khẳng định, tình trạng này sẽ còn tiếp diễn nếu một thỏa thuận về tường biên giới chưa được thông qua.

Vấn đề người nhập cư và di dân cũng khiến ông Trump vấp phải rất nhiều sự chỉ trích trong năm 2018 vừa qua. Theo một nguồn tin giấu tên, trong một cuộc trao đổi kín, Tổng thống Mỹ đã từng đặt câu hỏi: Vì sao có quá nhiều người từ “những quốc gia bẩn thỉu” đến Mỹ như vậy? Đến tháng 5, chính sách tách và “biệt giam”các trẻ em khỏi cha mẹ người nhập cư tại biên giới của ông Trump đã khiến dư luận Mỹ tức giận. Nhưng không hề nhượng bộ, trước dòng người di dân đến từ các nước Trung Mỹ đang tập trung ở Mexico và đang tìm mọi cách để vào Mỹ, ông Trump đã cho triển khai quân đội đến biên giới để hỗ trợ lực lượng biên phòng và tuyên bố sẵn sàng nổ súng nếu thấy… cần thiết.

Đối nội cứng rắn, đối ngoại không khoan nhượng. Trên trường quốc tế, năm 2018 ông Trump tiếp tục có những hành động gây tranh cãi. Cụ thể, sau một thời gian dài lên án thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Mỹ đã chính thức có quyết định rút khỏi thỏa thuận này mặc cho sự phản đối của các nước đồng minh, đồng thời áp dụng lại các biện pháp cấm vận trước đây đối với Iran. Lý do mà ông Trump đưa ra đó là, Mỹ “không thể ngăn chặn một quả bom hạt nhân Iran được sản xuất bằng cơ chế đã mục ruỗng trong thỏa thuận hiện tại”, song cho đến nay vẫn không có bằng chứng nào cho thấy Iran đã vi phạm thỏa thuận. Trong khi đó, các quốc gia đã ký kết thỏa thuận hạt nhân, bao gồm Anh, Pháp, Nga, Đức và Trung Quốc đều cam kết sẽ ở lại thỏa thuận; còn Iran thì vẫn tiếp tục lên án Mỹ.

Khác với những đời Tổng thống trước đây, ông Trump rất cứng rắn đối với các đồng minh của Mỹ.

Về quan điểm địa chính trị, tại Trung Đông, chính quyền Trump cũng đã di dời đại sứ quán Mỹ tại Isarel từ Tel Aviv về Jerusalem, sau khi đã công nhận thành phố này là thủ đô của Israel vào cuối năm 2017. Động thái này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối của Palestine và rất nhiều quốc gia Hồi giáo, khi Palestine từ lâu coi Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước này. Nhiều cuộc biểu tình cũng xảy ra tại biên giới Dải Gaza và Israel để phản đối động thái của Mỹ, cũng như công kích chính quyền Israel khi đã xua đuổi người Palestine khỏi nơi họ đã từng sống đến Gaza và phong tỏa họ ở đây, khiến rất nhiều người tham gia biểu tình thiệt mạng. Tính đến thời điểm tháng 1/2019, mới chỉ có Mỹ đưa đại sứ quán tới Jerusalem. Australia, đồng minh của Mỹ thì công nhận khu vực phía Tây Jerusalem là thủ đô Israel, trong khi Honduras đang xem xét có thể cũng bắt chước Mỹ đưa đại sứ quán của mình tới đây.

Tại một điểm nóng khác là Syria, mới đây, ông Trump cũng đã tuyên bố rút toàn bộ 2.000 lính Mỹ đang hoạt động tại quốc gia này với lý do IS tại Syria đã bị đánh bại. Một lần nữa, quyết định đó đã vấp phải sự chỉ trích từ nhiều chính trị gia Mỹ khi họ cho rằng, nó sẽ cho phép Nga và Iran có thể khẳng định ảnh hưởng tại Syria. Đồng thời, sau khi Mỹ rút quân sẽ bỏ mặc lực lượng người Kurd đã tham gia chiến đấu chống IS và họ có thể bị “đe dọa” bởi Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước có quan điểm thù địch với họ. Quyết định rút quân cũng đã khiến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cùng nhiều quan chức cấp cao khác trong chính phủ Mỹ đồng loạt từ chức để phản đối.

Khác với những đời Tổng thống trước đây, ông Trump rất cứng rắn đối với các đồng minh của Mỹ. Ông đã từng tuyên bố với các nước Châu Âu rằng, họ phải đẩy mạnh chi tiêu quân sự của bản thân, nếu không sẽ bị Mỹ cắt đứt hỗ trợ quân sự. Không chỉ đối với đồng minh, ông Trump cũng thường xuyên công kích đối thủ của mình. Cụ thể, Mỹ đang vướng vào một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, khi tính đến thời điểm hiện tại, Washington đã áp thuế 25% đối với khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có tổng giá trị vào khoảng 250 tỉ USD. Mỹ  khẳng định, Bắc Kinh “đã lợi dụng Hoa Kỳ về thương mại trong nhiều năm qua” và đe dọa sẽ tiếp tục đánh thuế đối với 267 tỉ USD hàng hóa từ nước này.

Mặc dù có nhiều quyết định gây tranh cãi, song ông Trump cũng trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên có cuộc gặp gỡ trực tiếp với lãnh đạo Triều Tiên trong năm 2018. Tại Singapore, ông và lãnh đạo Kim Jong-un đã thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau, và trong cuộc họp báo chung ông Kim đã nhất trí “cam kết phi hạt nhân hóa” trên bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cũng đang thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích chính trị, hệ quả của những hành động của ông Trump là chưa rõ ràng và cần thời gian hơn nữa để bình xét.

Anh Tuấn (tổng hợp)
Từ khóa: Donald Trump tổng thống mỹ donald trump tổng thống donald trump chính phủ mỹ đóng cửa tổng thống mỹ Nhà Trắng chính phủ của ông trump

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !