Bố muốn chết, mẹ phát tâm thần chỉ vì con cái muốn... phụng dưỡng tuổi già

Anh Nguyễn Hữu Vinh quê ở Thái Bình vào TP.HCM lập nghiệp và sau bao nhiêu ngày vất vả anh cũng lên được chức giám đốc. Mong ước đưa bố mẹ vào sống cùng để phụng dưỡng, chăm sóc, báo hiếu lúc tuổi già luôn thường trực trong tâm trí anh.

Ảnh minh họa.

Bỏ nỗi lo cha già, mẹ héo nhưng...

Anh Nguyễn Hữu Vinh sống tại quận Phú Nhuận, TP.HCM kể: 6 năm trước anh đã hoàn thành tâm nguyện. Bố mẹ anh bán căn nhà 2 tầng cũ kỹ ở một thị trấn quê lua, "khăn gói quả mướp" theo con vào Sài Gòn. Anh Vinh mừng rỡ vì không còn những ngày lo lắng “cha già, mẹ héo”, bất an mỗi khi các cụ trái gió trở trời mà mình lại ở quá xa. Anh bắt đầu yên tâm làm việc, phấn đấu.

Anh Vinh tâm niệm: "Bố mẹ cả đời vất vả nuôi tôi khôn lớn, thành đạt, bây giờ có của ăn, của để, tôi chỉ muốn ông bà có những giây phút hưởng thụ cuộc sống hiện đại. Muốn tuổi già ông bà vui vầy bên con cháu và để con cháu có cơ hội được chăm sóc, gần gũi ông bà nhiều hơn", anh Vinh nói.

Tâm ý của anh Vinh cũng được bố mẹ anh hiểu. Họ tự hào về anh và ở quê được theo con cái ra thành phố sống cũng là niềm tự hào với họ hàng làng xóm. 

Tuy nhiên, sống cùng vợ chồng anh Vinh được 1 năm thì giữa bố mẹ và gia đình anh nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn. Vợ anh Vinh là người gốc miền Nam không hợp cách sống với bố mẹ chồng anh vốn người ngoài Bắc. Mâu thuẫn bắt đầu phát sinh trong sinh hoạt cho tới nếp nghĩ, quan điểm... Anh và vợ bàn nhau sẽ mua thêm một căn nhà để ông bà sống riêng gần đó cho tiện chăm sóc, lo toan.

Cuối cùng, anh mua thêm một căn nhà bên quận Gò Vấp, cách nhà anh 20 phút chạy xe. Bố mẹ anh chuyển ra sống riêng nên những mâu thuẫn cũng ít hơn. Anh Vinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn vì mình làm thế là đúng. Hàng tuần, anh tranh thủ lái xe mang đồ ăn, nhu yếu phẩm cho bố mẹ và thăm 2 cụ luôn. Khi nào bận bịu, anh Vinh nhờ lái xe mang đồ tiếp tế qua.

Ở thành phố để gần con nhưng, nhưng bố mẹ anh càng ngày càng... xa con, càng ngày sinh ra khó tính. Ông bà bắt đầu cãi nhau chuyện sao lại nghe con rời bỏ quê hương, vườn tược, mồ mả và dòng tộc để vào cái nơi không người thân tích này sống thui thủi với nhau.

Từ chuyện giận dỗi, ông bà đòi ăn riêng cả với nhau, không nói với nhau lời nào trong căn nhà vốn đã hiu quạnh. Thấy người già phức tạp, anh Vinh cảm thấy khó xử và chưa biết hướng giải quyết thế nào để cho ông bà có thể thoải mái nhất.

Thực tế, cuộc sống nơi thành thị của bố mẹ anh như tù giam lỏng. Mẹ anh Vinh trước đây buôn bán ngoài chợ nên bà rất thích cuộc sống sôi nổi. Vào với con, bà không còn được trò chuyện, tám vui với hàng xóm như ở quê nên sinh ra buồn chân buồn tay.

Từ khi vào TP.HCM với con, bà bắt đầu sinh ra cáu bẳn. Chợ thì con cái không cho đi vì sợ xe cộ nhiều và nạn cướp giật. Thức ăn hàng tuần con mang đến khiến bà cứ đi ra rồi lại đi vào quẩn quanh trong 4 bức tường.

Cả tháng ông bà cũng không được gặp con cháu, vì anh Vinh cũng bận bịu; các cháu thì đi học ở trường, cuối tuần lại đi học năng khiếu chả có thời gian vui chơi với ông bà.

Trước dù sống chung, bữa cơm có cả con cháu với ông bà đã trở thành hiếm. Nay con dâu lấy cớ không hợp với bố mẹ chồng nên thi thoảng mới tạt qua đưa cho ông bà món đồ gì đó rồi lại vội vàng đi ngay. Khi đến thì chỉ đi một mình, con cái cũng chẳng cho tới khiến ông bà chẳng có người nói chuyện.

Cuộc sống của đôi vợ chồng già vào thành phố để con cái chăm sóc, phụng dưỡng bỗng trở thành bi kịch khiến bố anh Vinh nằng nặc đòi về quê sống. Tuy nhiên, nhà đã bán nếu về quê thì phải mua lại nhà. Hàng xóm lại dị nghị, con cái sống như thế nào để cha mẹ phải bỏ về quê khiến anh Vinh khó nghĩ.

Trong khi đó, một mặt bố mẹ anh cứ nghĩ cho con cái và cố chịu ở lại thành phố cách xa nơi chôn nhau cắt rốn cả nghìn cây số. Anh Vinh thì động viên ông bà mỗi năm về quê chơi 1 lần nhưng họ cũng không chịu vì có về thì cũng phải... tự đi.

Đáng ngại hơn, mẹ anh Vinh dần có sự thay đổi tâm tính. Bà luôn nghi ngờ con dâu muốn hại mình. Bà cho rằng con dâu tìm cách hạ độc bà, khiến dần dần thức ăn con dâu mang sang bà không ăn mà chỉ con trai đưa bà mới dám ăn.

Cần có sự tập duyệt cho người già làm quen

Là người có học, anh Vinh hiểu mẹ đang có vấn đề về tâm lý. Anh mời chuyên gia tâm lý về nói chuyện với mẹ nhưng lúc ấy bà lại bình thường. Chỉ khi nào con dâu đến, bà lại thu mình sợ con dâu hãm hại. Thậm chí cháu nội sang chơi bà cũng đuổi về vì sợ nghe lời mẹ hãm hại bà.

Một bên là mẹ, một bên là vợ anh Vinh trở thành người con bất hiếu vì đã đẩy mẹ vào cảnh sợ hãi chính con cháu của mình. Còn vợ anh lúc nào cũng ca cẩm “mẹ anh lẩm cẩm, tâm thần thật rồi”. Anh Vinh động viên đưa mẹ đi khám thì bà cho rằng, đến anh - con trai dứt ruột đẻ ra cũng muốn đẩy mình vào bệnh viện tâm thần ư?

Còn với bố anh, ông bị bệnh đái tháo đường phải điều trị theo dõi nên anh yên tâm hơn khi bố ở gần, anh có thể đưa ông đi khám bệnh. Tuy nhiên, mỗi lần anh đưa bố đi khám thì ông lại bảo tao chỉ “muốn chết” khi sống cái cảnh này.

Nghe bố nói thế, anh Vinh chỉ còn biết vò đầu, bứt tai. Anh trò chuyện hỏi bố mẹ có muốn về quê sống gần anh em, con cháu họ hàng không? Họ đều từ chối vì lý do: “Giờ mà về thì người ta cười cho. Đã bán nhà đi rồi còn quay về làm gì nữa”. Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông

Còn mẹ anh, bà không chịu ra khỏi nhà vì chỉ sợ bị cướp, bị hãm hại. Có lúc, bản thân anh Vinh cũng rơi vào stress khi không tìm được lời giải cho cuộc "trùng phùng" éo le này. Ý nguyện của anh Vinh là mong phụng dưỡng mẹ cha đã chẳng dễ dàng thực hiện như trên lý thuyết. Anh Vinh ân hận vì đã quá vội vàng khi đưa bố mẹ vào sống cùng anh ở thành phố náo nhiệt, bỏ qua cuộc sống ở quê vốn an bình thân thuộc với người già.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Tô Thanh Phương – Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương cho biết, trường hợp của mẹ anh Vinh bị trầm cảm nặng. Bệnh viện đã phải tư vấn cho con cháu để làm sao các cụ có thể chung sống thoải mái ở thành phố nhất. Bởi sống ở thành phố cũng cần có sự tập duyệt.

TS Phương cho rằng, con cái muốn cha mẹ được hưởng cuộc sống hiện đại, tiện nghi không cần vội vàng có thể bán hết nhà cửa ở quê mà cho các cụ sống quen nửa ở quê, nửa thời gian ở phố. Khi ông bà quen chưa quen được cuộc sống thành thị mà đã đưa các cụ ra hẳn khác nào giam lỏng họ.

"Người già sợ nhất sự cô đơn, rời xa quê hương bản quán. Do đó, những đứa con muốn phụng dưỡng bố mẹ, tâm ý thì tốt nhưng không có thời gian (đi làm tối ngày, cháu đi học cả tuần) thì nên cân nhắc kĩ để tránh tơi vào thảm cảnh như anh Vinh", TS Phương khuyến cáo.

Khánh Chi
Từ khóa: Cha già mẹ héo ở quê ra phố bố mẹ già ra phố có nên đưa bố mẹ ra sống ở phố

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !