310 vụ bạo lực học đường trong ba tháng đầu năm

Cục trưởng Trẻ em cho rằng thời gian tới, thông tin, video về bạo lực học đường sẽ được đăng tải nhiều hơn vì phụ huynh đứng ra tố cáo.
Tại tọa đàm "Ngăn ngừa bạo lực học đường - Để trẻ em không đơn độc" chiều 8/4, Phó cục trưởng Cảnh sát hình sự Phạm Mạnh Thường thông tin, thống kê của ngành công an chỉ trong quý I/2019 có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT.

Riêng cuối tháng 3 và đầu tháng 4, hàng loạt vụ bạo lực giữa học sinh với nhau xảy ra ở khắp các tỉnh, thành như Hưng Yên, Nghệ An và mới nhất là Quảng Ninh. Tìm kiếm trên Google, chỉ trong 0,33 giây có tới 27,9 triệu kết quả cho cụm từ "bạo lực học đường".

Cục trưởng Trẻ em Đặng Hoa Nam. Ảnh: Dương Tâm


Nhiều video được chia sẻ, trong đó có cảnh nữ sinh lớp 9A trường THCS Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) bị năm bạn cùng lớp lột đồ, đánh hội đồng, khiến ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), đã sốc. Qua theo dõi và phân tích, ông Nam khẳng định trong 2-3 năm tới, thông tin, video về bạo lực học đường sẽ được đăng tải nhiều hơn bởi một số lý do.

Đầu tiên, đó là điều tất yếu bởi bạo lực học đường là thực trạng ở nhiều quốc gia, kể cả nước có nền giáo dục tốt hay làm công tác tư vấn tâm lý học đường tốt. Thứ hai là do nhận thức của xã hội tăng lên, tỷ lệ phụ huynh đứng ra tố cáo cũng cao hơn. Thứ ba, mạng xã hội phát triển giúp video, thông tin nhanh chóng được lan truyền đến cộng đồng và phụ huynh sẽ có bằng chứng để tố cáo.

"Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cũng chặt chẽ hơn nên niềm tin của người dân cũng tăng. Dịch vụ cung cấp cho mọi người cũng tốt hơn như tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Suốt gần 15 năm qua, số cuộc gọi đến tố cáo xâm hại tình dục, bạo lực tăng lên rất nhanh", ông Nam thông tin và khẳng định phần chìm của tảng băng mang tên bạo lực học đường sẽ dần dần nhô lên.
Trước câu hỏi ai là nạn nhân của những vụ bạo lực học đường, ông Nam cho rằng không chỉ các em bị đánh đập, những học sinh gây bạo lực cũng là nạn nhân bởi lỗi không hoàn toàn thuộc về các em mà còn nằm ở những người chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng.

Tất nhiên, những đứa trẻ gây bạo lực sẽ bị xử lý, thậm chí là hình sự. Tuy nhiên, ông Nam cho rằng mọi biện pháp xử lý đối với các em chỉ mang tính răn đe, giáo dục giúp chuyển biến. Các hình phạt được đưa ra cũng sẽ được cân nhắc nhằm đảm bảo quyền trẻ em.

Bên cạnh học sinh, nhà trường và gia đình cũng phải chịu trách nhiệm khi chưa hoàn thành việc giáo dục, giám sát con em. Cục trưởng Trẻ em cho rằng nếu học sinh gây tổn hại cho bạn bè đến mức phải chịu trách nhiệm dân sự thì cha mẹ - những người giám hộ phải bồi thường dân sự. Điều này không chỉ răn đe các em mà còn giáo dục chính cha mẹ để họ có biện pháp giúp đỡ con tốt hơn.

Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan pháp luật và chính quyền địa phương cũng cần chịu trách nhiệm bởi chưa làm hết sức mình trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ và đầu tư cho trẻ em.

Thời gian gần đây, đặc biệt từ khi Luật trẻ em năm 2016 được áp dụng, dư luận và các tổ chức xã hội đặt câu hỏi "Vì sao luật pháp Việt Nam quy định 17 cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em cùng nhà trường, gia đình mà ở một số vụ việc xâm hại, bạo lực, các em vẫn cảm thấy đơn độc"? Ông Nam cho rằng đó là do sự vào cuộc của các cơ quan chưa kịp thời và hiệu lực của Luật trẻ em năm 2016 đi vào cuộc sống vẫn còn rất chậm.

Cục trưởng Trẻ em hy vọng trong thời gian tới các cơ quan, tổ chức cần làm hết trách nhiệm theo những gì pháp luật quy định, đồng thời cần tuyên truyền để các em biết khi có nguy cơ hoặc đang bị bạo lực thì phải nói với ai, nói như thế nào và vào thời điểm nào?
Ông Bùi Văn Linh, Phó vụ trưởng phụ trách Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì và phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Chính phủ ban hành nghị định xử phạt trong lĩnh vực trẻ em. Khi đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý thích đáng.

Phó vụ trưởng phụ trách Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên Bùi Văn Linh. Ảnh: Dương Tâm


Theo ông Linh, khi phát hiện các mâu thuẫn của học sinh, giáo viên cần tiếp cận ngay vấn đề, qua các kênh trực tiếp, gián tiếp để tìm hiểu rõ bản chất, trao đổi cùng phụ huynh và báo cáo hiệu trưởng nhà trường xin ý kiến chỉ đạo giải quyết ngay. Giáo viên tư vấn, cán bộ đoàn, đội cũng có trách nhiệm quan tâm đến tư tưởng, ý kiến của các đoàn viên, đội viên, học sinh, tuyệt đối không được chủ quan, bỏ qua và chậm trễ trong xử lý các tình huống.

Thời gian tới các bộ, ngành và địa phương sẽ phải cùng nhau vào cuộc trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật tại cơ sở, đặc biệt là tại các trường. Các địa phương phải thường xuyên giám sát việc thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp trong việc để xảy ra tình trạng mất an ninh, an toàn trong trường học, ông Linh nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn và phòng chống bạo lực học đường rất đầy đủ, các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát nhằm phát hiện những điểm bất cập để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn.

Theo VNE

Từ khóa: bạo lực học đường ngăn chặn bạo lực học đường đặng hoa nam cục trưởng cục trẻ em

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Jennifer Lopez mặc nội y khoe đường cong ở tuổi 55 khiến gái trẻ phải ghen tỵ

Jennifer Lopez khoe đường cong nghẹt thở trong loạt ảnh quảng cáo nội y mới.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Phía sau chuyện nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm xôn xao mạng

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Phượng Mùi Mấy không chọn công việc văn phòng do vướng bận con nhỏ. Hàng ngày, cô chở theo con gái 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm mới về chỗ trọ.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Đang cập nhật dữ liệu !