“Lấp trũng” cho giáo dục đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 25/5, Bộ GD&ĐT phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng giáo dục Mầm non, phổ thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, vùng ĐBSCL trù phú, điều kiện thiên nhiên tốt, là một trong những khu vực tăng trưởng kinh tế trọng điểm; mặc dù đã có sự cố gắng trong phát triển kinh tế, quan tâm tới các vấn đề giáo dục đào tạo, tuy nhiên giáo dục ở ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn, đây vẫn là “vùng trũng”.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị.

Thừa thiếu giáo viên cục bộ

Theo Bộ GD&ĐT, hiện các tỉnh ĐBSCL có 2.029 trường Mầm non (trong đó 1.816 trường công lập, ngoài công lập là 213 trường); tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,82 (cả nước là 0,96); quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục (CSGD) Mầm non là 11,3 nhóm, lớp/trường (cả nước là 12,8).

Tổng số trường Tiểu học là 3.101 trường (trong đó, công lập là 2.947 trường, ngoài công lập là 154 trường); tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,89 (cả nước là 0,93); quy mô trung bình của một trường Tiểu học là 17,9 lớp/trường (cả nước là 18,7).

ĐBSCL hiện có 117 trường phổ thông có nhiều cấp học (chủ yếu là Tiểu học và THSC), số trường công lập là 103, ngoài công lập là 14 trường; tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,65; quy mô trung bình là 25,6 lớp/trường. 

Một trong những khó khăn của ĐBSCL hiện nay là giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ giữa các bậc học và các địa phương. Cụ thể, giáo dục Mầm non hiện còn thiếu 11.637 giáo viên; Tiểu học thiếu 2.583 GV, thừa 1.686 GV; THCS thiếu 2.157 GV, thừa 1.073 GV; THPT thiếu 401 GV, thừa 3.579 GV.

Về tỷ lệ huy động trẻ Mầm non đến trường hiện đạt 53,2%. Số lượng học sinh Tiểu học bỏ học chiếm 55,1% số lượng cả nước. Tỷ lệ học sinh chuyển từ Tiểu học lên THCS đạt 97,5 %, thấp hơn bình quân chung cả nước 1,5%.

Do đó, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, vấn đề đặt ra là phải "lấp trũng" cho giáo dục ĐBSCL, cần phân tích kỹ, thấu đáo, đâu là nút thắt do khách quan, đâu là do chủ quan. Nếu không quyết tâm hóa giải những hạn chế của giáo dục thì khoảng cách giữa điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và cung cấp nguồn nhân lực sẽ ngày càng xa. Chúng ta cần bàn tương lai cho giáo dục ĐBSCL trong 5-10 năm tới.

Đứng ở góc độ địa phương, đại diện tỉnh Long An đề xuất, khi sắp xếp các trường thì cần gắn liền với phát triển nông thôn mới. Đặc thù vùng ĐBCSL là sông ngòi chằng chịt, nếu hạ tầng giao thông phát triển sẽ hạn chế được điểm lẻ.

Ông Vương Phương Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thì cho rằng, với tỷ lệ huy động nhà trẻ hơn 30% thì ĐBSCL khó đạt (huy động trẻ nhà trẻ 9,6%, trẻ mẫu giáo ra lớp 8,2%), vì vậy cần phân bổ phù hợp cho vùng miền.

Học sinh ĐBSCL đi học trong mùa lũ. (Ảnh: Kinh tế đô thị)

Đầu tư nên theo hướng đặc thù

Trong khi đó ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp, về tinh giản biên chế, không nên tinh giản cơ học (giảm 10%). Để nâng cao chất lượng giáo dục, tuyển đủ giáo viên Mầm non cần có chính sách, chế độ riêng cho Mầm non, trong đó có chính sách đầu vào và đầu ra để thu hút sinh viên học Mầm non.

Ông Nguyễn Thanh Bình, quyền Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá lại toàn diện ĐBSCL. Khu vực này có 13 tỉnh, thành nhưng chỉ có 2-3 tỉnh tự chủ ngân sách, còn lại các tỉnh (trong đó có An Giang) là cần sự trợ giúp Trung ương. Theo ông Bình, nên tách giáo dục đào tạo có đề án riêng, không nằm trong đề án của ngành Nội vụ. Ông Bình cũng đồng tình việc sắp xếp lại hệ thống trường sư phạm. 

Còn đại diện tỉnh Sóc Trăng cho rằng cần ưu tiên cho giáo dục ĐBSCL, giao biên chế giáo viên Mầm non theo định mức sẽ không còn khó nữa. Những giáo viên lâu năm có nguyện vọng nghỉ nên ưu tiên hỗ trợ. 

Trong khi đó, theo đại diện tỉnh Kiên Giang, việc sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp tưởng như thuận lợi nhưng vùng này nông nghiệp lúa nước, gánh vựa lúa cả nước nên rất khó khăn. Kênh rạch giao thông chằng chịt, quy mô trường, lớp lớn nhưng học sinh phân tán nhiều nơi. Do vậy, khi bố trí đầu tư nên có cơ chế đặc thù cho vùng này.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá: Thực tế hiện nay, chi cho giáo dục trong tổng chi ngân sách của ĐBSCL thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. “Do đó, đề nghị các địa phương tăng tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục, đặc biệt chi đầu tư phát triển trường, lớp, thiết bị, tăng cho mầm non..., cố gắng tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, cố gắng chống tái mù chữ, nâng tỷ lệ người biết chữ, phổ cập, ổn định phổ cập. Mục tiêu lớn nhất là hoàn thành sự nghiệp lấp trũng cho giáo dục ĐBSCL”, Bộ trưởng Nhạ kết luận.

Vũ Ngân
Từ khóa: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giáo dục mầm non thừa thiếu giáo viên chống tái mù nâng tỷ lệ người biết chữ phổ cập ổn định phổ cập ĐBSCL Sóc Trăng Cần Thơ Bạc Liêu Cà Mau An Giang

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !