10 năm chiến đấu với ung thư phổi giai đoạn cuối

Bệnh nhân Trần Ái Sơn, sinh năm 1958 tại Nam Định, có thâm niên điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện K trung ương 10 năm nay, nhiều lần bệnh tái phát nhưng ông Sơn vẫn vượt qua được các giai đoạn điều trị.

Ông Sơn trong lần đi tái khám tại Bệnh viện K trung ương.

Đi viện với tâm lý còn nước còn tát 

 Ông Sơn là cựu chiến binh, đã mất 1 bên cánh tay, không lao động nặng được. Gia đình sống bằng cửa hàng tạp hóa nhỏ. Năm 2009, ông Sơn thường xuyên bị ho và sốt kéo dài. Ông đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ thông báo ông bị căn bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn.

Khi đó, mọi thứ đối với ông Sơn như đổ sập xuống. Ông không thể tin vào sự thật đó. Dù từng vào sinh ra tử ở chiến trường nhưng khi nghe tin bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn, có lúc ông Sơn đã không giữ được bình tĩnh. Ông lo lắng không biết căn bệnh ông mang còn có thời gian sống được bao lâu.

Tâm trạng bi quan, chán nản khi biết bệnh tình của mình, kèm theo sự đau đớn của bệnh khiến sức khỏe ông ngày càng suy sụp nhanh chóng. Ông Sơn nghĩ bệnh ung thư không chữa được nên có lúc nghĩ sẽ cứ để như thế chờ chết. Tâm lý cá nằm trên thớt của ông bị gia đình kịch liệt phản đối.

Gia đình, đặc biệt là con trai của ông Sơn cho rằng còn nước còn tát. Mọi người đều động viên bác nên đi đến Bệnh viện để điều trị dù còn chút hy vọng cũng phải thử. Ông Sơn lên Bệnh viện K trung ương điều trị ung thư phổi.

Dấu hiệu của ung thư phổi 

 Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Mai Phương, Khoa nội 3, Bệnh viện K trung ương, người trực tiếp điều trị cho ông Sơn không thể nào quên được ngày ông Sơn nhập viện cách đây 10 năm. Bệnh nhân đến khám trong tình trạng gầy yếu, sức khỏe giảm sút, đau đớn. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ung thư phổi trái; thể bệnh ung thư biểu mô vẩy, không sừng hóa, giai đoạn IV, kèm theo tràn dịch màng phổi.

Các bác sĩ đã lên phác đồ điều trị cho ông Sơn. Trải qua 2 năm điều trị tại Khoa xạ Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp, ông Sơn được xuất viện trong niềm vui mừng của gia đình.

Một năm sau bệnh tái phát lại và ông Sơn được chuyển đến Bệnh viện K cơ sở Tân Triều để điều trị tiếp, thêm một lần nữa bệnh tật lại thử sức với nghị lực của người cựu chiến binh, thời điểm này sức khỏe của ông rất yếu, ung thư xâm lấn vào các cơ quan lân cận. Bản thân ông Sơn và gia đình cũng không dám hy vọng nhiều vào khả năng hồi phục, trải qua 15 đợt truyền hóa chất, kết quả bệnh nhân đáp ứng rất tốt với hóa chất, sức khỏe bác ngày một tốt hơn, đến tháng 05/2013 ông Sơn được ra viện về nhà để theo dõi.

Cuối năm 2018 ông Sơn lại phải quay trở lại bệnh viện để điều trị sau tái phát hóa, xạ trị đồng thời, ông đã được truyền thêm 07 đợt hóa chất và hiện tại cứ 21 ngày bác lại đến viện để khám và điều trị.

Bác sỹ Mai Phương chia sẻ thêm: "Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị ngoài việc bác sỹ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, thì tâm lý tốt từ phía người bệnh là yếu tố rất quan trọng trong công tác điều trị đạt được kết quả tốt".

Ung thư phổi là một trong những ung thư đứng hàng đầu và là nguyên nhân “đứng top” gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Tỉ lệ mắc ung thư phổi ngày càng tăng ở nữ giới do phong trào hút thuốc ở nữ giới gia tăng.

Ung thư phổi là ung thư hay gặp nhất trên toàn cầu, khó phát hiện sớm, kết quả điều trị cũng rất thấp, gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư. Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên ung thư phổi có thể tránh dễ dàng và chủ động bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá.

Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài. Thở ngắn, ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi. Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.

K.Chi

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !