Ngoài phán quyết ở Biển Đông, Philippines cần làm gì để ngăn TQ xâm phạm chủ quyền?

Giới chuyên gia cho rằng, muốn ngăn Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, ngoài phán quyết trên Biển Đông hồi năm 2016, Tổng thống Duterte cần thu thập thêm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đồng thời có hành động cứng rắn ở biển Tây Philippines.

Trước chuyến thăm tới Bắc Kinh và gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 29/8 tới, các quan chức Philippines và Tổng thống Rodrigo Duterte khẳng định sẽ nhắc lại phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế hồi năm 2016 phủ nhận tuyên bố chủ quyền phi lý “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông, bất chấp Bắc Kinh liên tiếp nhấn mạnh không công nhận phán quyết.

Chiến hạm Trung Quốc mang số hiệu 964 tiến vào vùng biển Philippines mà không thông báo trước cho phía Manila. (Ảnh:Bộ Tư lệnh Tây Mindanao)

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng ngay cả khi ông Duterte nhắc tới phán quyết hồi năm 2016, Philippines cũng không nên hy vọng quá nhiều vào việc Trung Quốc sẽ thay đổi quan điểm.

“Trung Quốc sẽ không có bất cứ sự thay đổi nào”, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông tại Viện Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á ở Washington, ông Gregory Poling chia sẻ với Rappler hôm 25/8.

Theo ông Poling, dù nhắc lại phán quyết trên Biển Đông của Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan hồi năm 2016 nhưng nếu Philippines không vận động được sự ủng hộ từ các quốc gia khác để gây áp lực lớn cho Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh sẽ không thay đổi chính sách cứng rắn ở vùng biển chiến lược.

Cũng theo ông Poling, Bắc Kinh có thể tiếp tục phớt lờ phán quyết như cách mà nước này đã làm kể từ khi Tòa trọng tài quốc tế phủ nhận tuyên bố chủ quyền phi lý “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 12/7/2016.

Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế cũng nhắc tới việc Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền của Philippines khi can thiệp vào hoạt động đánh cá và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippinestrên biển Tây Philippines, cách Manila gọi một phần phía đông của Biển Đông. Phán quyết đồng thời lên án hành động Trung Quốc xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. Về phần mình, Trung Quốc lên tiếng chỉ trích và khẳng định không thực thi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế.

Ông Poling nhấn mạnh thêm, vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế là cách duy nhất để Tổng thống Duterte gây áp lực buộc Trung Quốc tuân thủ toàn bộ hoặc một phần của phán quyết.

“Bắc Kinh không tự nhiên thay đổi chính sách. Nhưng nếu như cộng đồng quốc tế ngày càng nói nhiều và ủng hộ phán quyết ở Biển Đông, hay Philippines đưa vấn đề Biển Đông trình lên Liên Hợp Quốc và các cơ quan đa quốc gia khác, đây sẽ là nỗ lực buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp về lâu dài”, ông Poling nhận định.

Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio cũng đồng quan điểm với chuyên gia Poling.

“Tôi không hy vọng Trung Quốc sẽ chịu công nhận phán quyết của Tòa trọng tài khi chỉ qua cuộc gặp giữa Tổng thống Duterte và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Điều quan trọng hơn là sau khi nhắc lại tuyên bố của Tòa trọng tài, Tổng thống Duterte cần có những hành động cứng rắn để củng cố và thực thi phán quyết ở Biển Đông”, ông Carpio nói.

Theo Thẩm phán Carpio, những hành động cứng rắn mà Tổng thống Duterte có thể làm để ngăn Trung Quốc xâm phạm chủ quyền gồm điều động 10 tàu mới của lực lượng hải cảnh tới tuần tra ở biển Tây Philippines, đồng thời khuyến khích hoạt động đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. 

Chuyên gia luật hàng hải Jay Batongbacal, người đang giữ chức Giám đốc Đại học Các vấn đề và Luật Biển tại Philippines cũng bày tỏ sự hoài nghi về lần “hiếm hoi” Tổng thống Duterte nhắc lại phán quyết của Tòa trọng tài sẽ khiến Trung Quốc ngay lập tức thay đổi thái độ và hành vi ở biển Tây Philippines.

Nguyên nhân theo ông Batongbacal là do sau khi phán quyết được công bố hồi tháng 7/2016, Trung Quốc vẫn có hành động xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên Biển Đông và đưa vũ khí ra những thực thể này. 

Mối quan hệ Trung Quốc – Philippines được cải thiện dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Duterte sau những căng thẳng liên quan tới tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đổi lại, Trung Quốc đã mạnh tay chi nhiều khoản vay cũng như hỗ trợ phát triển kinh tế cho Philippines. Tuy nhiên, dư luận Philippines gần đây tỏ ra tức giận về việc chính quyền của Tổng thống Duterte quá mềm mỏng trước những hành động ngang ngược và hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong năm nay, Philippines cũng đã gửi tới 4 công hàm phản đối cho phía Trung Quốc.

Còn quân đội Philippines cho biết kể từ tháng Sáu, họ đã phát hiện 13 tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển của Philippines mà không thông báo trước cho chính quyền sở tại.

Cụ thể, 4 tàu Trung Quốc xuất hiện gần đảo Balabac vào ngày 17/6 bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh. Cũng 4 tàu này của Trung Quốc lại có mặt ở eo biển Sibutu trong khoảng thời gian từ tháng Hai tới tháng Bảy. Bên cạnh đó, 5 tàu chiến khác của hải quân Trung Quốc xuất hiện ở eo biển Sibutu vào tháng Bảy và tháng Tám.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines bùng phát sau vụ việc hôm 9/6, một tàu Trung Quốc được cho đã tấn công tàu cá FB Gimver 1 của Philippines khiến tàu này bị chìm trên khu vực Biển Đông. Đáng nói, sau vụ tấn công, tàu Trung Quốc nhanh chóng rời khỏi hiện trường để mặc 22 ngư dân Philippines chơi vơi trên biển. Rất may, một tàu của Việt Nam hoạt động gần đó đã cứu toàn bộ ngư dân Philippines.

Sau vụ việc tàu cá Philippines bị đâm chìm ở Biển Đông, phía Trung Quốc đã có nhiều tuyên bố nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước. Cụ thể, đại sứ quán Trung Quốc ở Manila khẳng định tàu Trung Quốc đã cố gắng cứu ngư dân Philippines nhưng buộc phải bỏ chạy sau khi bị “7 – 8 tàu cá Philippines bao vây”.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: phán quyết ở Biển Đông trung quốc xâm phạm chủ quyền chủ quyền biển đông đường chín đoạn tổng thống duterte vùng đặc quyền kinh tế EEZ tàu chiến trung quốc vào EEZ tòa trọng tài quốc tế tàu trung quốc đâm chìm tàu cá philippines

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !