Thót tim hành trình cấp cứu cháu bé 5 tháng tuổi bị sốc phản vệ

Ngày 19/4, trên facebook cá nhân anh Lê Huy Dương công tác tại một bệnh viện tư nhân ở Thanh Hóa đã chia sẻ câu chuyện bé 5 tháng tuổi của anh đã trải qua đợt điều trị sốc phản vệ sau khi uống một loại sữa ngoại.

Sốc phản vệ do sữa là cấp cứu nguy hiểm.

Sốc phản vệ tưởng dị ứng thông thường

Sau khi bé ra viện về với gia đình, anh Dương mới đủ bình tĩnh và có chút thời gian kể lại đại nạn kinh hoàng vừa trải qua. Hi vọng câu chuyện của anh sẽ gửi tới vài thông điệp có ích cho tất cả mọi người trong cuộc sống.

Chia sẻ của anh Dương nhanh chóng nhận được hàng chục nghìn lượt thích kèm theo gần 20 nghìn lượt chia sẻ về trường hợp bé bị sốc phản vệ sau khi uống một loại sữa ngoại.

Theo anh Dương, con anh mới được 5 tháng, mẹ bé đi làm và tuần trước mẹ bé phải đi công tác. Dù mẹ cháu có vắt sữa để ở nhà cho con nhưng vì lượng sữa không đủ nên dùng thêm sữa ngoài cho bé chờ ngày mẹ đi công tác về.

Tầm 10h ngày 11/4, bà của bé gọi cho anh Dương nói bé vừa uống sữa nhưng sau đó xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Sau đó các nốt mẩn mờ đi, chỉ còn màu da đỏ. 11h40 khi đi làm về đến nhà, anh Dương thấy bé vẫn chơi, ban đỏ ngoài da khắp người nhưng không nổi mẩn. Anh Dương định cho bé sử dụng thêm gì để ổn định tình trạng thì thấy bé nôn ra sữa.

Sau khi lau xong sữa cho bé thì các đầu ngón tay, ngón chân bé tím lại và bé thở rít.

Sốc phản vệ do sữa 
Anh Dương nghĩ tới sốc phản vệ và đây là tình huống cấp cứu tối cấp. Ở nhà sẵn có thuốc adrenalin 1mg do anh chủ động mua khi bé đi tiêm phòng vì sợ bé bị sốc và anh đã lấy 0,2ml vào bắp đùi cho bé. Vì gọi xe cấp cứu không kịp, thuốc adrenalin chỉ có tác dụng 5 phút. Anh vội vàng lấy xe máy, bà cháu bế bé phi thẳng xe đến Bệnh viện Sản Nhi Thanh Hóa cấp cứu. Khi đến viện, cháu bé đã không còn các ban đỏ, da hồng trở lại, không còn tím tái, thở bình thường và bé bắt đầu chơi.

Bé được chuyển tới khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện Sản Nhi Thanh Hóa. Bác sĩ đặt monitor và huyết áp bé có dấu hiệu tụt, môi nhợt nhạt. Bé được cấp cứu theo phác đồ chống sốc phản vệ và tình hình cải thiện.


Đến 15h chiều, bé có dấu hiệu nặng hơn, bác sĩ quyết định đặt nội khí quản cho thở máy, đặt tĩnh mạch trung tâm và dùng phối hợp các thuốc vận mạnh nhưng tình trạng bé xấu đi từng giờ. Đến 18h cùng ngày, qua các dấu hiệu sinh tồn, anh Dương biết con mình khó qua khỏi. Cứ nghĩ tới mất con, mẹ của bé chưa về kịp mọi thứ trở nên thật tồi tệ.

Lúc này anh thực sự hoang mang, có một số ý kiến khuyên chuyển viện ra BV Nhi TƯ nhưng nếu đúng là sốc phản vệ quan trọng nhất là phải xử trí nhanh, tại chỗ chứ đi thì quá nguy hiểm, vì trên đường sẽ không thể xử lý được gì. Nhưng đứng trước hoàn cảnh tiến thoái, lưỡng nan, anh Dương quyết định cho bé ra BV Nhi TƯ.

Khó khăn với bé từ khâu xe cấp cứu của BV Sản Nhi Thanh Hóa máy thở đi kèm không còn. Anh Dương phải nhờ đồng nghiệp xin hỗ trợ từ Bệnh viện Hợp Lực Thanh Hóa và trên đường đi cũng gặp nhiều trắc trở vì tai nạn trên đường cao tốc khiến đường tắc. Khi vào đến Hà Nội lại nhúc nhích từng cm vì tắc đường do ba xe đâm nhau liên hoàn. Tắc đường, bình ô xy báo sắp hết, anh Dương chỉ biết cầu nguyện.

22h 30 xe cấp cứu cũng tới được Bệnh viện Nhi trung ương, oxy trong bình cũng hết. Anh bế con, nhân viên y tế đi cùng bóp bóng đưa bé thẳng vào khoa cấp cứu.

Sau khi khai thác kỹ về tiền sử dị ứng của bố mẹ, tình cảnh lâm sàng và các chẩn đoán, bác sĩ kết luận cháu bị sốc phản vệ. Tình trạng cháu là hết sức nguy kịch có thể không qua khỏi. Đến 1h sáng ngày 12/4, bác sĩ cho biết cháu phải lọc máu và gia đình đã đồng ý với hi vọng còn nước còn tát.

Thời gian ở hành lang bệnh viện chờ tin con từ phòng hồi sức tích cực, rất nhiều cuộc điện thoại gọi hỏi thăm từ đồng nghiệp tới người nhà nhưng anh đều không dám nghe. Anh chỉ báo cho ông nội bé để chuẩn bị tinh thần trước. Cả đêm anh ở hành lang bệnh viện chờ tin con, trong quê anh mọi người cũng thức trắng.

Đến sáng 12/4, anh cầm giấy khai sinh của con đi làm bổ sung thủ tục vào viện mà như người mất hồn, cứ nghĩ đến cái giấy khai sinh của con không còn dùng được nữa cổ họng anh đắng chát. Anh bắt đầu nghe lại những cuộc gọi điện thoại và thông báo tình trạng của bé cho mọi người trong tình trạng không còn hi vọng. Ai cũng thương xót và cầu nguyện, hi vọng phép màu có thể xảy ra.

Đến 12h30 ngày 12/4/2019 bác sĩ cho gọi vào thăm và thông báo tình trạng bé hiện lọc máu liên tục, thở máy, 4 vận mạch đã giảm được 2 còn duy trì 2 vận mạch. Như vậy là có chuyển biến 1 chút, có thêm hi vọng...

Đúng là có phép màu xảy ra với bé, sau hơn 1 ngày cai được vận mạch, sau 3 ngày cai máy thở và cai lọc máu, tình trạng tiến triển đi lên và được ra khỏi phòng cách ly sau 3 ngày. Theo dõi các chức năng và di chứng không vấn đề gì, đến chiều 18/4/2019 bác sĩ đã cho bé xuất viện.

Sau khi câu chuyện của anh Dương được chia sẻ nhiều, chúng tôi có liên lạc với một bác sĩ ở BV Nhi TƯ, người bác sĩ này xác nhận  BV Nhi TƯ có điều trị cho một cháu bé bị sốc phản vệ sau khi dùng sữa, đó là trường hợp của con anh Dương. Bác sĩ này cũng cho rằng đó là một hồi sinh kỳ diệu, cháu bé như một lần nữa được sinh ra trên đời.

Qua câu chuyện của mình, anh Dương mong muốn các phụ huynh khi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn uống đồ lạ ngoài sữa mẹ cần tìm hiểu thật kỹ, đặc biệt là sữa và lòng đỏ trứng. Mỗi người cần trang bị thêm kiến thức về sốc phản vệ để đưa bé đi cấp cứu kịp thời.

Trước đó, BV Nhi TƯ đã tiếp nhận nhiều trẻ bị dị ứng sữa bò với những triệu chứng nổi mẩn, nôn ói hoặc tiêu chảy thậm chí đi ngoài ra máu. Nguyên nhân đó là các bé dị ứng với thành phần đạm trong sữa.

Theo TS lê Minh Hương – trưởng khoa dị ứng và miễn dịch – Bệnh viện Nhi trung ương, dị ứng protein sữa bò với tỷ lệ từ 2-6% ở trẻ em với những triệu chứng lâm sàng rất đa dạng như ban mày đay, mẩn ngứa, viêm da, nôn trớ, tiêu chảy kéo dài, khò khè, sốc phản vệ.

Do sự đa dạng của triệu chứng lâm sàng nên dị ứng sữa bò ở trẻ em thường hay bị bỏ sót chẩn đoán. Nếu không xác định được chẩn đoán và điều trị kịp thời tình trạng dị ứng đạm sữa bò gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ, thậm chí trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Theo các hướng dẫn của Hiệp hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu (ESPGHAN) và Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ (AAP) về xử trí dinh dưỡng cho trẻ nhũ nhi dị ứng đạm sữa bò, Hội Nhi Khoa Việt Nam và các chuyên gia y tế nhi khoa khuyến cáo trẻ dưới 12 tháng tuổi: thức ăn chủ yếu là sữa và sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ trong độ tuổi này.
Cách duy nhất để xử trí dị ứng đạm sữa bò là hoàn toàn tránh sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò có thể gây dị ứng cho khỏi chế độ ăn. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp không có sữa mẹ thì cho trẻ sử dụng sữa công thức chứa đạm thủy phân toàn phân toàn phần từ 2 đến 4 tuần. Nếu sau thời gian trên tình hình của trẻ được cải thiện thì cho trẻ thử lại sữa công thức thông thường từ đạm sữa bò.
Nếu trẻ xuất hiện lại triệu chứng dị ứng sữa bò thì tiếp tục duy trì công thức sữa thủy phân toàn phần ít nhất 6 tháng đến 12 tháng. Sữa công thức chứa đạm thủy phân toàn phần đã được kiểm nghiệm lâm sàng về an toàn, hiệu quả và được đề nghị sử dụng trong điều trị dị ứng đạm sữa bò trong thời gian dài. Sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, chứa đủ hàm lượng DHA (17mg/100kcal) và ARA (34mg/100kcal) cho sự phát triển của não bộ, thị lực và hệ miễn dịch.
Khánh Ngọc

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !