Có ngược đời khi mẹ chồng giục về tôi vẫn không muốn ăn Tết nhà ngoại?

Lấy chồng 10 năm, tôi tự thấy mình thân và quý mẹ chồng hơn cả mẹ đẻ. Tết đến các cô con dâu đều muốn về nhà mẹ đẻ nhưng tôi lại trái ngược hoàn toàn.

Năm nay tôi 30 tuổi, kết hôn được 10 năm. Tôi kết hôn từ khá sớm, khi vẫn đang ngồi trên ghế giảng đường. Tôi và chồng yêu nhau, lỡ có bầu nên cưới luôn. Tôi đã từng rất lo sợ vì làm dâu khi còn quá trẻ, hơn nữa lại có bầu rồi mới cưới.

Tôi sợ rằng mẹ chồng khó tính, hay vì vậy mà coi thường tôi. Nhưng khi về nhà chồng, tôi mới thấy mình may mắn đến nhường nào. Chồng tôi là con một, mẹ anh thương anh bao nhiêu thì cũng thương con dâu chẳng kém. 

Tôi thực sự cảm thấy may mắn vì gặp được mẹ chồng tốt. (Ảnh minh họa)

Cái gì tôi không biết, mẹ đều tận tình chỉ bảo tôi như con gái. Nhiều khi tôi thấy mẹ chiều con dâu hơn cả con trai. 10 năm ở nhà chồng, tôi chưa từng có cảm giác mình là dâu con. Cũng bởi vậy mà tôi rất quý mẹ chồng.

Tôi cảm thấy may mắn vì mình được làm con dâu của mẹ. Nhưng mỗi lần nghĩ đến gia cảnh nhà mình, tôi lại chạnh lòng. Bố mẹ tôi ở quê, chỉ buôn bán nhỏ lẻ, thế nhưng bao năm vẫn nợ nần chồng chất.

Bố tôi là người hiền lành, chịu khó, yêu thương vợ con, thế nhưng mẹ tôi và em trai lại ham mê cờ bạc, hễ nhà có đồng nào lại đem đi uống rượu đánh bạc. Thậm chí đã có lần phải cầm cồ cả nhà cửa, rồi gia đình nhà chồng tôi lại giúp đỡ để chuộc lại nhà. Tôi đã hết sức khuyên ngăn mẹ và em nhưng họ đều không thay đổi.

Nhưng điều khiến tôi buồn hơn cả là mẹ tôi chỉ quý em trai, còn coi tôi không khác nào cái ví tiền của bà, chỉ khi nào cần đến tiền, mẹ mới nhớ đến tôi. Mỗi lần mẹ hay em trai thua cờ bạc, mẹ lại gọi điện cho tôi bắt tôi xin tiền chồng để trả nợ cho mẹ.

Dù gia đình chồng đối xử rất tốt, thế nhưng tôi cũng không thể lợi dụng lòng tốt ấy để bòn rút của nhà chồng. Vì lấy chồng từ lúc đang học năm 3 đại học, nên tôi đã bỏ dở việc học hành, chỉ ở nhà làm nội trợ.

Nếu chồng không đưa tiền, tôi thực sự không có tiền. Nhiều lúc tôi có cảm giác mẹ tôi dồn tôi vào chân tường để lấy tiền. Tôi thực sự cảm thấy mệt mỏi.

Nói ra tôi lại bị mang tiếng là đứa con gái bất hiếu, nhưng nhiều năm nay tôi đã không hào hứng với việc về nhà ngoại ngày Tết.

Nhiều khi mẹ chồng chuẩn bị sẵn quà cáp giục tôi về tôi cũng không muốn. Liệu tôi có phải là một đứa con gái hư, nhưng tôi thực sự muốn mẹ và em trai thay đổi.

PV/VOV.VN
Từ khóa: tết về quê ăn Tết ăn Tết nhà ngoại mẹ chồng nàng dâu mẹ đẻ

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Người phụ nữ một chân vượt nghịch cảnh thành hoa khôi nhờ điệu múa đặc biệt

Vụ tai nạn cướp đi một chân khiến cô gái 24 tuổi khi ấy tràn đầy sức sống rơi vào tuyệt vọng. Nhưng nhờ gia đình và nghị lực phi thường của bản thân, một lần nữa Bế Thị Băng như được "sống lại", làm một con người khác.

Gia đình xứ Nghệ có 4 con trai, 6 con gái: Anh đi hỏi vợ, các em gái theo sau

Dù không cùng một mẹ sinh ra nhưng từ nhỏ, 10 anh em Thùy Linh rất đoàn kết và yêu thương nhau. Đặc biệt, 3 anh trai vô cùng chiều chuộng các em gái.

Người đàn ông Hà Nội là con trưởng, sinh 8 con gái: Tôi sướng hơn khối người

Những lúc vui, ông Thành thường tâm sự: Tôi có 8 con gái, sướng hơn khối người, con gái cũng nối dõi, thờ cúng bố mẹ như thường.

Đang cập nhật dữ liệu !