Nghỉ lễ hãy “về nhà đi con” khi bố mẹ vẫn còn

Ngày 2/9 năm nay rơi đúng vào thứ 2 nên cán bộ, công nhân viên được nghỉ 3 ngày liên tiếp (tính cả Thứ 7 và Chủ nhật). Nhiều người băn khoăn không biết với một kỳ nghỉ 3 ngày hiếm có như vậy nên đi du lịch hay về quê thăm bố mẹ?

Cho con về quê thăm ông bà mỗi dịp nghỉ lễ (ảnh minh họa)

Chị Nguyễn Hoàng Bích (Hà Nội) chia sẻ: “Nhà mình có hai cậu con nhỏ nên thường mỗi kỳ nghỉ sẽ tranh thủ đi chơi xa, đi du lịch cùng nhóm bạn để các con được tìm hiểu, mở mang thêm kiến thức về thế giới đó đây. Qua mỗi kì nghỉ bản thân hai vợ chồng cũng tranh thủ hít thở những phút giây thư thái cuộc sống sau những ngày lao động vất vả.

Mấy năm nay mình đều duy trì thói quen ấy, mặc cho ông bà hai bên cứ gần đến dịp nghỉ lễ lại hỏi “con có cho các cháu về quê không”, nhưng bọn mình đều tìm lý do để “không trở về”.

Thời điểm đi nghỉ, cả hai vợ chồng đều thích cảm giác sáng thức dậy sớm hơn thường lệ, ở một nơi hoàn toàn mới mẻ, yên tĩnh, không còn tiếng còi xe inh ỏi của những ngày tắc đường, cảm giác dễ chịu vô cùng. Cả nhà dẫn nhau đến một quán cà phê nhìn xuống ngã tư đường, thênh thang tận hưởng ngày nghỉ mà không vướng bận bất cứ điều gì cả, thích ăn gì thì ăn và mua gì cũng được.

Thế nhưng, điều mà chúng tôi không ngờ đến là những ngày thường ta bận rộn với guồng quay công việc, cuộc sống cứ trôi đi mà không hề để ý đến điều bình dị xung quanh. Ngay cả niềm vui tuổi già của bố mẹ tôi là muốn con cháu quay quần những ngày lễ tết tôi cũng chẳng còn nhớ đến và thường xuyên... khước từ họ.

Rồi cái gì đến cũng đến, bố tôi đột ngột qua đời trong một cơn đột quỵ. Tôi về đến nhà thì cũng là lúc cơ thể bố đã nguội lạnh. Ngồi bên bố mà tôi hối hận vô cùng với những giọt nước mặt được coi là muộn màng. Hối hận vì không thường xuyên về thăm bố, hối hận vì những ngày lễ thường đi du lịch để khám phá vùng đất mới mà quên đi mong mỏi của bố mẹ là được ăn một bữa cơm quây quần bên con cháu. Những điều tưởng như bình dị như vậy mà tôi cũng không thể làm được cho bố, khi ông còn sống.

Hôm nay cũng lại một kỳ nghỉ lễ, tôi đưa hai con về nhưng mãi chẳng tìm thấy bóng hình bố. Hình ảnh mái tóc bạc đi vì sương gió, chiếc áo lao động sờn vai mà bố vẫn hay mặc, bóng bố lom khom chăm từng khóm hoa trước nhà đợi tôi về như ngày tôi đi học đại học; chăm từng luống rau sạch gói cho tôi mang lên thủ đô với mong muốn các con các cháu được ăn rau sạch mãi chỉ còn trong ký ức.

Tôi khóc, khóc rất nhiều, khóc không thành tiếng, khóc vì buồn, vì nhớ bố, vì nỗi khao khát gặp bố đã bị sụp đổ. Tôi thấy hối hận, hối hận thật nhiều vì chẳng thường xuyên về thăm bố. Hối hận vì một phút giây dại khờ muốn khám phá mảnh đất mới, mà giờ tôi phải chịu đựng sự đau đớn nhớ thương bố nhiều thế này. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng thèm một lần được dựa vào vai bố, được bố vuốt ve mái tóc như ngày còn thơ bé.

Nhưng những điều đó với tôi giờ đây xa xỉ quá và mãi chẳng bao giờ thực hiện được. Một năm chúng ta chẳng có mấy dịp được nghỉ dài, hãy dành thời gian đó để về nhà thăm bố mẹ. Hãy cùng nhau quây quần bên mâm cơm đoàn viên, tận hưởng những gì bình dị nhất thay vì đi du lịch, chen chúc, đông đúc và mệt mỏi.

"Nghỉ lễ hãy về nhà khi bố mẹ vẫn còn các bạn ạ”, chị Nguyễn Hoàng Bích nói mà nước mắt rưng rưng khi kể lại câu chuyện của mình.

Anh Nguyễn Việt Anh (Vĩnh Phúc) thì may mắn hơn và đã xây dựng thói quen "về nhà đi con" ngay từ thời sinh viên kể: “Hai vợ chồng tôi sinh sống tại Hà Nội, nghỉ lễ năm nào chúng tôi cũng chọn cách đưa vợ con về thăm bố mẹ hai bên. Nếu nghỉ lễ trước về thăm quê ngoại thì nghỉ lễ này về thăm quê nội".

Theo anh Việt Anh, mỗi lần về quê chúng tôi, trò chuyện, chăm sóc cho những người thân yêu và được họ quan tâm lại cũng chính là cách mà khiến chúng tôi cảm thấy cuộc sống quá đỗi bình yên sau những ngày làm việc với tần suất cao và vô cùng căng thẳng.

Các con của tôi cũng rất thích được về quê gặp họ hàng, hít thở không khí trong lành. Về quê, các con cũng được trải nghiệm với môi trường mới và quan trọng là thông qua đó chúng tôi muốn giáo dục con cái về chữ hiếu và sự biết ơn với đấng sinh thành. "Về nhà chính là chuyến du lịch ý nghĩa nhất của bất cứ ai khi còn bố mẹ", anh Việt Anh kết luận.

Hoàng Thanh
Từ khóa: nghỉ lễ về quê thăm bố mẹ đi du lịch

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !