Xét tốt nghiệp THPT chủ yếu dựa vào điểm thi

Đó là thông tin được ThS Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên chính Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cung cấp tại buổi tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2019 cho hơn 5.000 học sinh THPT trong toàn tỉnh Đắk Lắk...

Thay đổi cho phù hợp, tránh tiêu cực

Theo đó, để xét tốt nghiệp THPT 2019, dự thảo quy chế của Bộ GD-ĐT không còn sử dụng "phương án 50/50" như năm 2018, mà 70% ở điểm thi, còn 30% là ở quá trình học tập. Ngoài ra, kiến thức dành cho bài thi chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 12...

Hơn 5.000 học sinh Đắk Lắk đã đến dự chương trình - Ảnh: TRUNG TÂN

"Điều chỉnh thứ hai là đối với thí sinh tự do, như mọi năm sẽ tập trung ở một điểm thi nhưng năm 2019 sẽ được dàn đều, gởi về một số điểm thi do sở GD-ĐT của các địa phương lựa chọn và hòa chung với các em học sinh phổ thông để cùng thi" - ông Hùng thông tin.

Cũng theo ông Hùng, một số bất cập trong tuyển sinh năm 2018 sẽ được chỉnh sửa trong năm nay và đã đăng tải trên cổng thông tin tuyển sinh của bộ để lắng nghe thêm ý kiến, hoàn thiện.

Theo đó, năm nay bộ giao các trường ĐH tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm của học sinh các địa phương. "Một điểm mới nữa, năm 2019 giáo viên các trường THPT không coi thi tại địa phương trường mình đóng chân, mà sẽ phải điều chuyển các tỉnh khác, lân cận" - ông Hùng nói.

Ông Hùng nói thêm khi học sinh đã trúng tuyển và xác nhận nhập học, các cơ sở đào tạo phải tiếp nhận và lưu bản chính kết quả THPT quốc gia để làm căn cứ nhập học cho thí sinh.

"Trong quá trình triển khai nhập học, nếu thí sinh đã nộp kết quả chứng nhận kết quả THPT quốc gia thì các thí sinh này không được xét tuyển các trường ĐH, CĐ khác trong đợt xét tuyển đó" - ông Hùng khẳng định.

Về việc cộng điểm khuyến khích, ông Hùng nói năm 2019 có thêm đối tượng mới. Cụ thể, nếu học sinh nào thi tốt nghiệp THPT quốc gia mà đã có bằng trung cấp sẽ được cộng điểm khuyến khích, tùy theo mức độ của bằng này.

Cũng như chứng chỉ nghề, các em sẽ được cộng 1-2 điểm tùy mức độ giỏi, khá, trung bình của bằng. Về điểm phúc khảo trong năm 2019 sẽ được chấm, công bố các điểm phúc khảo và khi chấm xong các trường THPT sẽ thu lại phiếu chứng nhận kết quả lần một rồi phát các phiếu có sự thay đổi điểm (sau phúc khảo).

"Phân hóa điểm rất cao"

Tư vấn thêm cho thí sinh Đắk Lắk, TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM - lưu lý các học sinh kỳ thi THPT quốc gia là dựa vào kết quả thi của học sinh.

Riêng với học sinh tại Đắk Lắk, tỉ lệ học sinh chọn bài thi khoa học xã hội nhiều hơn, tuy nhiên điều đó không có nghĩa điểm bài thi khối xã hội cao hơn. "Việc lựa chọn này đã cân nhắc trên sức học, định hướng con đường sau THPT của mình, định hướng này là tốt, cần phát huy.

Quy chế cũng cho phép lựa chọn cả hai bài thi, nhưng tỉ lệ các em chọn cũng không nhiều. Tại Đắk Lắk, tỉ lệ thí sinh chọn cả hai bài thi chỉ khoảng 4%. Như vậy, các em nào đã định hướng được sức học, tương lai sau THPT thì chỉ nên tập trung vào đúng ba môn có thế mạnh của mình" - TS Mai nhắn nhủ.

Qua theo dõi điểm bình quân thí sinh Đắk Lắk, TS Mai khuyên các thí sinh dự định thi vào các ngành sư phạm, chăm sóc sức khỏe phải tập trung học tập để đạt mức điểm tối thiểu quy định của các ngành nghề này.

"Đề thi năm nay chủ yếu tập trung kiến thức năm lớp 12 nên sẽ phân hóa điểm rất cao. Vì vậy, các em phải tập trung để cải thiện sức học của mình, đặc biệt các em dự định thi vào hai ngành nói trên để có kết quả tốt đẹp" - TS Mai khuyên.

"Không có ngành nhẹ nhàng"

Thí sinh Lưu Thị Hiền (THPT Việt Đức, Cư Kuin, Đắk Lắk): Hiện nay trường nào, ngành nào học nhẹ nhàng, dễ kiếm việc?

TS Phạm Tấn Hạ (phó hiệu trưởng ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM): "Không có công việc nào dễ dàng, lương cao, vậy nên không có ngành học nào nhẹ nhàng, ra trường dễ xin việc. Nghề gì cũng được, khi các bạn có năng lực, có sự khác biệt sẽ có một công việc ổn định, cuộc sống thoải mái. Để đạt được những điều này, việc học, việc làm chưa bao giờ là dễ dàng".

 
Sôi nổi các gian tư vấn

Trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Đắk Lắk có hơn 30 gian tư vấn của các trường ĐH, CĐ trên cả nước, thu hút rất đông đảo học sinh. Sau phần tư vấn chung, rất đông học sinh đã tìm đến "ngôi trường yêu thích" để đặt câu hỏi trực tiếp với các thầy cô ở đây.

Tại khu vực này, rất nhiều học sinh đã được cung cấp các thông tin và rất vui mừng vì xác định chắc chắn trường ĐH mình đã chọn. "Kinh tế khó khăn, mình lựa chọn Trường ĐH Tây Nguyên trong tỉnh để theo học ngành kinh tế - thương mại. Tuy nhiên, do còn nhiều thắc mắc nên mình đã đến trực tiếp và được giải đáp trọn vẹn" - bạn Nguyễn Văn An (Cư M’gar, Đắk Lắk) cho biết.

Theo Tuổi trẻ

Từ khóa: xét tốt nghiệp THPT điểm thi tốt nghiệp quá trình học tập kết quả thi của học sinh tư vấn tuyển sinh 2019

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !