Những kỷ niệm không thể quên của bác sĩ Việt Nam tại BV Chợ Rẫy Phnom Penh

Nằm tại quận Meanchay, cách trung tâm thành phố Phnom Penh (Campuchia) chừng 10km, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh đã là địa chỉ tin cậy của người dân Campuchia.

Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh

Sau 5 năm hoạt động, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh đã trở thành biểu tượng điển hình cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước; là địa chỉ giúp người dân địa phương cải thiện sức khỏe, tiết kiệm tài chính, thời gian.

Những kỷ niệm không thể nào quên trên đất nước bạn

Là một trong những người đầu tiên xây dựng nền móng cho Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh, BSCK 2 Nguyễn Tri Thức (Giám đốc chuyên môn và Tổng giám đốc Bệnh viện nhiệm kỳ 2014 – 2015) không thể quên những kỷ niệm trên đất bạn.

Bác sĩ Thức kể: “Lúc nhận nhiệm vụ, đoàn bác sĩ, y tá của Bệnh viện Chợ Rẫy sang Phnom Penh thời gian đầu lên đến 60 – 70 người, bởi thực tế, lúc đó mới chỉ có “vỏ” bệnh viện, bên trong “ruột” gần như chưa có gì.

Chúng tôi phải bắt tay làm tất cả mọi việc từ đầu, từ việc xây dựng phòng hành chính, quy trình khám bệnh tại tất cả các khoa đến việc đào tạo từ điều dưỡng, hộ lý, y tá đến bác sĩ đúng theo phong cách “cầm tay chỉ việc”. Mặc dù đã có một số bác sĩ người Campuchia được đào tạo tại Việt Nam nhưng khi bắt tay vào việc, họ chưa có kinh nghiệm nên vẫn cần có bác sĩ Việt Nam hỗ trợ”.

Cùng với đó là những khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán mà các bác sĩ Việt Nam phải từng bước hòa nhập.

Người dân Campuchia đã đặt niềm tin vào Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh

Bác sĩ Thức vẫn còn nhớ câu chuyện về một bệnh nhân Campuchia bỏ trốn về nhà vì hết tiền.

Anh kể: “Người dân Campuchia không có bảo hiểm y tế, trong khi phần lớn họ đều là người nghèo. Có trường hợp đến với chúng tôi, sau khi khám, bác sĩ lên phác đồ điều trị phải dùng thuốc trong 3 tuần, nhưng mới được 1 tuần thì họ hết tiền.

Chúng tôi vừa cố gắng giải thích vừa tìm mạnh thường quân hỗ trợ, đến khi tìm được nguồn hỗ trợ thì bệnh nhân đã bỏ trốn mất tiêu. Vừa bực vừa thương mà không biết làm cách nào giúp họ được”.

Và kỷ niệm sâu sắc nhất là những lần đón Giao thừa trên đất bạn. Bác sĩ Thức cho biết, những ngày cận tết thường có đoàn bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM qua thay ca, làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy Campuchia.

“Xuất ngoại” đi trực lúc này, ngoài hành trang thông thường, anh em y bác sĩ mỗi người lại đem theo một, hai món truyền thống để đón tết trên nước bạn. Người thì bánh chưng, bánh tét, người dưa hấu trái cây, người thịt kho, củ kiệu, dưa hành,…

“Việt Nam có Tết Nguyên đán. Campuchia lại ăn tết truyền thống vào tháng 4. Thế nên, một năm làm việc ở Campuchia, tôi được có hai cái tết. Mang tiếng được hưởng hai cái tết một năm nhưng thật ra bác sĩ lại không được ăn cái tết nào”, bác sĩ Thức cười nói.

Bởi lẽ, Tết Nguyên đán của Việt Nam là ngày làm việc bình thường ở Campuchia. Trong khi đó, tết truyền thống ở Campuchia lại là ngày thường của mình. Thế nên, bác sĩ cũng không được… nghỉ tết.

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán, các y bác sĩ Việt Nam cùng bày mâm cơm tất niên. Sau đó, mọi người lại làm việc bình thường. “Vì vậy, tết tất nhiên buồn hơn ở nhà nhưng anh em bác sĩ lại có cơ hội ngồi tâm sự với nhau”, bác sĩ Thức chia sẻ.

Bác sĩ Việt Nam khám bệnh cho bệnh nhân Campuchia

Đến dịp tết truyền thống ở Campuchia, bệnh viện sẽ tổ chức giao thừa, đón tết chung tại bệnh viện. Theo truyền thống của Campuchia, dịp tết, các đơn vị sẽ mời nhà sư đến làm lễ, cúng. Hoạt động tại Campuchia, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnompenh cũng “nhập gia tùy tục”. Các nghi lễ được tiếp hành theo phong tục ăn tết của người dân Campuchia và toàn bộ y bác sĩ, cả bệnh nhân trong bệnh viện cũng đều tham gia.

Những kết quả vui sau 5 năm hoạt động 

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh luôn có chuyên gia, bác sĩ Việt Nam thuộc tất cả các chuyên khoa túc trực 24/24h. Tùy vào tình hình thực tế, các khoa của Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM sẽ cử người sang làm việc từ 2 tuần đến 1 tháng.

Đối với những ca bệnh phức tạp như tai nạn giao thông dẫn đến đa chấn thương, vỡ gan, vỡ lách, chấn thương sọ não cần sự giúp sức của nhiều chuyên gia, ekip sẽ thông báo ngay về Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Khi đó, các bác sĩ sẽ bắt xe đò sang Campuchia ngay để hỗ trợ.

Hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh có 21 khoa/phòng với 314 nhân sự, trong đó có 60 bác sĩ, 12 dược sĩ, 104 điều dưỡng, 28 kỹ thuật viên và 3 nữ hộ sinh.

Từ khi khánh thành, đã có hàng trăm các y bác sĩ từ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ sang làm việc. Tính trung bình hiện nay, mỗi tuần có từ 14-15 lượt các chuyên gia từ các bệnh viện trên sang trực tiếp làm việc tại đây.

Trong 5 năm qua, các chuyên gia y tế từ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM đã sang hỗ trợ và chuyển giao 1.898 kỹ thuật, bao gồm các chuyên khoa: Hồi sức cấp cứu - nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, cận lâm sàng (chẩn đoán hình ảnh, siêu âm, nội soi,...) và xét nghiệm.

Mặc dù Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM không có hai khoa Sản, Nhi, nhưng để phục vụ nhu cầu của người dân Campuchia, lãnh đạo Chợ Rẫy Phnom Penh cũng đã quyết định cử người sang học tập tại Bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương. Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cũng liên tục mời các chuyên gia y tế sản nhi từ Từ Dũ, Hùng Vương sang Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh trực tiếp đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.

Trong 5 năm qua, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM đã đào tạo cho hơn 500 nhân lực, bao gồm đào tạo trực tiếp tại Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh hoặc được gửi sang đào tạo tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Số lượng bệnh nhân đến với bệnh viện tăng cao theo từng năm. Đến thời điểm hiện tại, người dân Campuchia rất tín nhiệm các bác sĩ Việt Nam. Gặp những ca bệnh nặng, họ đã tin tưởng tìm đến Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh chứ không khăn gói sang tận Việt Nam để chữa bệnh như trước.

Bệnh viện Chợ Rẫy Phnompenh được khánh thành và đưa vào hoạt động từ ngày 13/1/2014. Đây là bệnh viện hợp tác y tế giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Trong đó, đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ hỗ trợ chuyên môn chính cho Bệnh viện Chợ Rẫy Phnompenh là các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy từ Việt Nam luân phiên qua.

Các bác sĩ ở, làm việc tại Campuchia khoảng 2 tuần/đợt. Riêng, bác sĩ giám đốc có nhiệm kỳ 6 tháng. Bác sĩ Thức là người làm việc tại Campuchia “dài hơi” nhất cho đến nay. Anh nhận nhiệm vụ tại đây một năm với vai trò Giám đốc chuyên môn và Tổng giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Phnompenh.

Minh Thu

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !