Cuộc đấu không khoan nhượng giữa GrabFood, Go-Food và Now

GrabFood lẫn GoFood mới gia nhập thị trường Việt Nam nhưng nhờ tiềm lực mạnh đã đầu tư rất nhiều vào việc chiêu mộ tài xế, các chiến dịch truyền thông, trong khi Now có thời gian dài ở Việt Nam nên thành công khi thâm nhập sâu vào nhà hàng để tối ưu việc gọi món.

Bức tranh thị trường ứng dụng giao thức ăn đầu năm 2019 đang có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi các tân binh ra đời sau đang ăn nên làm ra, tăng trưởng tốt thì một số tên tuổi còn lại thể hiện dấu hiệu đuối vốn, hoạt động kinh doanh không khởi sắc và tiếp thị kém rầm rộ.

Cuộc đấu không khoan nhượng giữa GrabFood, Go-Food và Now - ảnh 1

Một nhóm tài xế GrabFood, Now đang xếp hàng chờ lấy thức uống trong một quán cà phê tại TP.HCM - Ảnh: H.Đ

Lala - “đứa con" của Scommerce bất ngờ biến mất vào tháng 10/2018, thời gian hoạt động chưa đến nửa năm. Đầu tháng 3/2019, startup tỷ USD Woowa Brothers (Hàn Quốc) tuyên bố mua lại Vietnammm - một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực giao thức ăn qua mạng tại Việt Nam.

Trong khi đó, các tân binh như GrabFood, Go-Food lại đang sở hữu những lợi thế để bứt phá trong cuộc chiến sống còn tranh giành “miếng bánh" được định giá sẽ vượt 38 triệu USD vào 2020 (theo Euromonitor).

Theo khảo sát được thực hiện bởi Kantar TNS vào tháng 1/2019, GrabFood hiện là dịch vụ giao thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất tại Việt Nam với 68% số người bình chọn, xếp sau là Now với 19% và Go-Food của Go-Viet với 1%.

Bài toán chiêu mộ người dùng

Theo hãng khảo sát Gcomm, tốc độ giao hàng nhanh chóng là yếu tố quan trọng hàng đầu khi người dùng Việt lựa chọn ứng dụng đặt món. Mỗi dịch vụ ứng dụng lợi thế riêng biệt của mình để rút ngắn thời gian giải quyết đơn hàng, đưa thức ăn còn ấm nóng đến tay khách hàng.

Now chọn cách thâm nhập sâu vào hệ thống kinh doanh của các nhà hàng bằng thiết bị nhận yêu cầu món. Thiết bị của Now đặt sẵn trong các hàng quán để khi khách gọi đồ ăn trên điện thoại thì thiết bị đặt trong nhà hàng sẽ báo, món ăn sẽ được làm ngay. Khi nhân viên giao hàng đến quán cũng là lúc thức ăn đã chuẩn bị sẵn sàng giao đi.

GrabFood không kết nối thiết bị với nhà hàng mà chính tài xế sẽ đi mua hộ thức ăn uống cho khách. Nhờ mạng lưới 175.000 đối tác tài xế phủ rộng, GrabFood thành công trong việc tối ưu thời gian giao hàng trung bình còn 20 phút. Khách hàng và tài xế có thể trao đổi, gửi yêu cầu thông qua những đoạn hội thoại mà không cần thông qua một tổng đài trung gian như Now. Quy trình giao món cũng được cập nhật theo thời gian thực đến ứng dụng nhằm loại bỏ tâm lý chờ đợi của người dùng.

Cuộc đấu không khoan nhượng giữa GrabFood, Go-Food và Now - ảnh 2

Dễ bắt gặp hình ảnh tài xế Grab (áo xanh) trên đường, và có nay có thêm nhiều tài xế Go-Viet (áo đỏ) - Ảnh: H.Đ

Go-Viet nhờ dòng vốn mạnh hậu thuẫn từ startup kỳ lân Go-Jek đã áp dụng chiết khấu thấp 10% trong các tháng hoạt động đầu tiên để chiêu mộ hàng chục nghìn đối tác tài xế. Đây được coi là bước đi nhằm cạnh tranh độ phủ trực tiếp với đội quân “xanh lá” của Grab.

Cuộc chiến giữa những tân binh

Thị trường giao nhận thức ăn cũng chứng kiến những cuộc chiến không khoan nhượng, đặc biệt là giữa những tân binh vừa gia nhập thị trường. Đơn cử là cuộc chiến giữa Grab và GoViet - cặp đối thủ “truyền kiếp” từ đặt xe di chuyển cho đến giao đồ ăn.

Cụ thể, ở mảng truyền thông, sàn đấu thậm chí nghiêng hẳn về phía GrabFood và Go-Viet. Hai dịch vụ ký kết hợp đồng với giá trị được cho là hàng trăm nghìn USD cho các gương mặt đại diện. Go-Food chọn Sơn Tùng - một trong những nghệ sĩ thành công nhất hiện tại. GrabFood cũng tung chiêu bài là Bùi Tiến Dũng - thủ thành U23 Việt Nam. Hai đại sứ đều khoác áo tài xế đặc trưng nhằm tiếp cận đại đa số giới trẻ.

Cuộc đấu không khoan nhượng giữa GrabFood, Go-Food và Now - ảnh 3

Bùi Tiến Dũng và Sơn Tùng MTP quảng bá cho GrabFood và Go-Food.

Dù vậy, trong cuộc đua với các đối thủ, 5 năm phục vụ tại thị trường Việt cho Grab sự am tường thị trường nhất định. Hãng không “bỏ trứng vào một giỏ" mà phân bổ chi phí hợp lý cho những chiến lược phát triển sản phẩm sáng tạo.

Đơn cử, GrabFood hiện sở hữu nhiều món ăn và thức uống đồng sáng tạo cùng các nhà hàng, thương hiệu nổi tiếng với chương trình “Món độc quán quen”. Những món ăn độc quyền, chẳng hạn món ăn kết hợp giữa GrabFood với McDonald’s, tạo sự đổi mới cho người dùng, do đó các món này liên tục nằm trong top 3 món ăn được đặt giao nhiều nhất trong vòng một tháng kể từ khi ra mắt.

GrabFood do Grab phát triển và chính thức vận hành tại 6 quốc gia tại Đông Nam Á từ năm 2018. Riêng tại Việt Nam, dịch vụ được chính thức triển khai tại TP.HCM vào tháng 6/2018 và mở rộng ra Hà Nội, Đà Nẵng trong vòng chưa đầy 6 tháng. Đến tháng 1/2019, doanh nghiệp tăng độ phủ đến 15 tỉnh thành, có thể xem là dịch vụ giao thức ăn trực tuyến lớn nhất Việt Nam về quy mô.

Trong khi đó, Go-Viet với sự hẫu thuẫn từ kì lân Go-Jek được dự đoán cũng sẽ tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam.

H.Đ

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.