Dự án Queen Pearl Marina Complex: Chưa thống nhất di dời đã bị dọa san lấp

Trong khi người dân có tài sản trên đất dự án Queen Pearl Marina Complex vẫn chưa đồng ý di dời vì phương án hỗ trợ chưa rõ ràng thì UBND phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận ra thông báo cho chủ đầu tư san lấp mặt bằng.

Phương án di dời không rõ ràng

Liên quan đến những khúc mắc trong việc bồi thường, hỗ trợ di dời tài sản trên đất dự án Lấn biển tạo Khu dân cư – thương mại – dịch vụ mới La Gi (tên thương mại là Queen Pearl Marina Complex), thuộc phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, ngày 3/7, một số hộ dân tiếp tục bức xúc về phương án do UBND phường Phước Lộc đưa ra. 

Đây là những hộ dân có trại sơ chế và phơi mực nằm trên đất dự án có khiếu nại về việc bồi thường, hỗ trợ di dời từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại và Dịch vụ Vi Nam (Công ty Vi Nam) đã tiến hành san lấp mặt bằng, thi công dự án. 

Theo thông báo số 32/TB-UBND ngày 1/7/2019 của UBND phường Phước Lộc, ngày 21/6/2019, UBND phường Phước Lộc đã tổ chức cuộc họp có sự tham dự của các hộ dân khiếu nại và đại diện Công ty Vi Nam. Nội dung xoay quanh 2 vấn đề, đó là: Xem xét bố trí nơi khác để người dân tiếp tục sản xuất và xem xét hỗ trợ chế độ di dời. 

Sau khi người dân có ý kiến, UBND phường Phước Lộc và Công ty Vi Nam thống nhất, các hộ dân có lán trại và công trình khác trên đất thuộc dự án phải di dời tạm đến khu làm nghề lưới ghẹ tại khu phố 7, phường Phước Lộc để Công ty Vi Nam tiếp tục thực hiện dự án. 

Các hộ dân có trại mực trên đất dự án không biết tài sản của mình sẽ bị san ủi lúc nào?

Về chính sách di dời, Công ty Vi Nam hỗ trợ các hộ dân di dời lán trại trên đất thuộc dự án số tiền 5 triệu đồng/hộ. Thời gian di dời theo thông báo là từ ngày 3/7 đến hết ngày 5/7/2019. Hết thời hạn này, các hộ dân không di dời và không nhận tiền hỗ trợ thì mọi thắc mắc và khiếu nại sẽ không được giải quyết. 

“Công ty Vi Nam sẽ thực hiện rào chắn, san lắp mặt bằng trên phạm vi đất dự án được phê duyệt, trong đó có cả phần đất các hộ đang dựng lán trại”, thông báo của UBND phường Phước Lộc nêu rõ. 

Điều đáng nói là phương án di dời trại sơ chế và phơi mực của các hộ dân đến khu làm nghề lưới ghẹ tại khu phố 7, phường Phước Lộc vẫn chưa nhận được sự đồng thuận. 

Theo ông Trần Công Ninh (47 tuổi, người có 3 trại mực với diện tích khoảng 300m2 trên đất dự án), khu đất dự tính bố trí cho các hộ dân dựng trại mực mới bị người dân khu phố 7 phản ứng vì họ lo ngại mùi hôi ảnh hưởng đến khu dân cư. Do vậy, đến nay vẫn chưa ai có thể di dời trại mực về đây. 

Ngoài ra, theo ông Ninh, UBND phường Phước Lộc đề nghị người dân di dời tạm trại mực về khu làm nghề ghẹ nhưng không nói rõ các hộ dân được sản xuất tại đây trong thời gian bao lâu? Sau này có phải di dời tiếp hay không? 

Vì phương án di dời không rõ ràng nên hiện nay nhiều hộ dân vẫn đang sống trong tình cảnh “đi không được mà ở cũng chẳng xong”, không biết những trại mực của mình sẽ bị san phẳng lúc nào? 

Vừa san lấp mặt bằng vừa rao bán 

Thời gian qua, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận đã tiếp nhận nhiều phản ánh về việc chủ đầu tư và đơn vị phân phối các dự án chưa đầy đủ thủ tục pháp lý để bán hàng đã rao bán, chuyển nhượng bất động sản qua hình thức giữ chỗ, đăng ký vị trí để thu tiền của khách hàng. 

Cuối tháng 5/2019, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu chủ đầu tư các dự án này chấn chỉnh việc giao dịch, mua bán và chuyển nhượng, trong đó có dự án Queen Pearl Marina Complex.

Trước khi bị “tuýt còi”, Công ty cổ phần DKRA Việt Nam (DKRA Vietnam) là đơn vị rầm rộ rao bán, nhận tiền giữ chỗ của khách hàng tại dự án này. 

Queen Pearl Marina Complex là một trong số những dự án bị Sở Xây dựng Bình Thuận yêu cầu chấn chỉnh việc rao bán, chuyển nhượng.

Về việc rao bán dự án rầm rộ trong khi địa phương vẫn chưa giải quyết xong khâu bồi thường, hỗ trợ di dời tài sản của người dân, theo ông Nguyễn Văn Được, Phó Chủ tịch UBND phường Phước Lộc, càng khiến cho các hộ dân bức xúc.

Do đó, địa phương đã làm việc với đại diện chủ đầu tư là Công ty Vi Nam, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp này chấm dứt tình trạng đăng thông tin rao bán dự án trên các trang mạng internet. 

Theo tìm hiểu của PV Infonet, liên quan đến việc triển khai dự án Queen Pearl Marina Complex, tháng 11/2016, Chi cục Thi hành án dân sự quận 8, TP.HCM đã có quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, thay đổi hiện trạng tài sản dự án này đối với Công ty Vi Nam. 

Nguyên nhân do Công ty Vi Nam có liên quan đến bản án số 15/2016/KDTM-PT ngày 4/1/2016 của TAND TP.HCM. Quyết định ngăn chặn này với mục đích tránh chủ đầu tư chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại hay thay đổi hiện trạng tài sản. 

Phương Anh Linh
Từ khóa: dự án Queen Pearl Marina Complex rao bán dự án Queen Pearl Marina Complex bồi thường hỗ trợ di dời san lấp mặt bằng chấn chỉnh giao dịch bất động sản

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.