Gia Lai: Hàng loạt cây gỗ quý bị chặt hạ ngay “sau lưng” trạm bảo vệ rừng

Thời gian qua trên địa bàn huyện K.Bang (Gia Lai), tình trạng chặt phá rừng tự nhiên diễn ra thường xuyên và trở nên báo động. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt cây gỗ quý bị đốn hạ không thương tiếc trước sự “bất lực” của chủ rừng cũng như cơ quan chức năng.

Một gốc cây được cho là Dã Hương, có đường kính 103cm,tại tọa độ X 1565581, Y 0517529, vừa mới bị đốn hạ, vết cắt còn rất mới. Cạnh gốc cây này còn có một số khúc gỗ bị bỏ sót lại.

Hàng loạt gỗ quý bị chặt hạ sát trạm bảo vệ rừng

Theo chân những người dân, sau khoảng gần 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi có mặt tại khoảnh 1 và khoảnh 5, tiểu khu 152, thuộc địa giới hành chính xã Nghĩa An, do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ka Nák quản lý.

Đầu tiên, chúng tôi bắt gặp một gốc cây vừa mới bị đốn hạ, dấu vết còn rất mới, nằm bên cạnh lối đi, có đường kính 54cm. Phần thân gỗ không còn tại hiện trường, chỉ để lại cành nhánh còn nguyên lá. Qua tìm hiểu được biết đây là cây gỗ Dổi, có rất nhiều năm tuổi.

Một cây Dã Hương “khủng” có đường kính 150cm bị chặt hạ tại tọa độ X 1565925, Y0516928. Tại đây, từng khúc gỗ rất lớn cũng bị bỏ lại nằm ngổn ngang trên một diện tích rộng lớn.

Bên kia đường, nằm sâu vào trong rừng khoảng 50m, tại tọa độ X 1565581, Y 0517529, một gốc cây được cho là Dã Hương, có đường kính 103cm, bị đốn hạ trước đó. Cạnh gốc cây này còn có một số khúc gỗ bị bỏ sót lại.

Cách gốc cây gỗ Dã Hương này khoảng 10m, có một gốc cây gỗ Lim đường kính 53cm cũng bị đốn hạ trong thời gian này. Đi vào sâu thêm tí nữa, một gốc cây gỗ Lim khác với đường kính 62cm cũng cùng chung số phận. Hai gốc cây này đã được cơ quan chức năng kiểm đếm và đánh dấu từ ngày 17/3/2019.

Tại tọa độ X 1565581, Y 0517529, một gốc cây được cho là Dã Hương, có đường kính 103cm, cũng vừa mới bị đốn hạ, vết cắt còn rất mới.

Đi về phía Tây Bắc, tại tọa độ X 1565925, Y0516928, thêm một cây Dã Hương “khủng” bị chặt hạ, chỗ rộng nhất đo được 150cm. Tại đây, từng khúc gỗ rất lớn cũng bị bỏ lại nằm ngổn ngang trên một diện tích rộng.

Cạnh đó, một cây gỗ Lim đường kính 60cm cũng bị đốn hạ cùng một cây gỗ Dã Hương đường kính gần 90cm khác. Tất cả các gốc cây bị chặt hạn mới này đều chưa có dấu tích kiểm đếm của cơ quan chức năng.

Cách đó không xa, cũng cạnh lối đi, một cây Dã Hương có đường kính 75cm cũng bị chặt hạ. Tất cả gỗ quý đã không còn tại hiện trường.

Gốc cây Dã Hương này có đường kính 75cm

Còn tại tọa độ X 1563797, Y 0516678, thuộc khoảnh 5, tiểu khu 152, một cây gỗ Dã Hương có chỗ rộng nhất đo được trên 130cm bị “hạ gục”. Sau khi đốn hạ, do thân cây Dã Hương này bị rỗng ruột nên các đối tượng phá rừng chỉ chọn cắt những đoạn cành có thể sử dụng được mang về.

Hầu hết thân cây còn lại, chúng vứt tại chỗ, nhiều khúc gỗ có đường kính hàng trăm cm nằm ngổn ngang, la liệt. Điều đáng nói là vị trí cây Dã Hương này bị đốn hạ chỉ cách Trạm Bảo vệ rừng số 5, thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ka Nák chưa đầy 1km.

Như vậy, chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ vừa đi và về, chúng tôi đã ghi nhận và thống kê được 9 cây gỗ quý bị chặt hạ, trong đó có 5 cây được cho là gỗ Dã Hương, 3 cây Lim và 1 cây gỗ Dổi. Cây bé có đường kính 54cm, cây lớn 150cm. Trong đó, chỉ có 2 cây gỗ lim đã được đội liên ngành kiểm đếm và đánh dấu.

Cơ quan chức năng nói gì?

Trao đổi với PV Infonet, ông Trần Văn Hòa, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ka Nák, huyện K.Bang chia sẻ: “Tổng diện tích rừng mà Công ty quản lý là 7.600ha, trong đó, rừng phòng hộ chỉ hơn 100ha, còn lại chủ yếu là rừng tự nhiên”.

Sau khi PV cung cấp thông tin, hình ảnh, tọa độ, ông Hòa xác nhận, hầu hết các tọa độ mà PV Infonet cung cấp đều thuộc lâm phần quản lý (riêng tọa độ X 1563797, Y 0516678, tại khoảnh 5 không thuộc Công ty mà do xã Nghĩa An quản lý) thì đơn vị này lại... nói khác.

Không chỉ Dã Hương mà Lim, Dổi cũng bị chặt hạ.

Theo ông Hòa, vừa rồi lâm tặc có chặt hạ một số cây, nhưng không có Dã Hương. Cây có đường kính 150cm là cây Gội tẻ. Sau khi nắm được thông tin, Công ty đã có báo cáo với Hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương thu gom được hết. Khu vực bên đó (ý nói vị trí các khu vực có cây bị chặt hạn -PV) giao cho Trạm bảo vệ rừng số 5, do ông Phạm Xuân Kỷ làm trạm trưởng.

Khi PV Infonet đề nghị được tiếp cận báo cáo thì ông Hòa thoái thác “hiện tại bộ phận phụ trách đang đi rừng chưa về kịp, sẽ cung cấp sau”.

Còn ông Dương Thanh Bình, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ka Nák thông tin: “Tiểu khu 152 có diện tích gần 100ha, Công ty mới nhận bàn giao từ Nông trường Sông Côn về. Trong quá trình quản lý, phát hiện có một số cây bị chặt, anh em đã báo cáo với Kiểm lâm địa bàn và chính quyền địa phương lập biên bản gom về quản lý”.

Gốc Dã Hương này có đường kính 130cm.

Khi PV đặt vấn đề, dưới góc độ quản lý nội bộ, Công ty có biết có bao nhiêu cây bị đốn hạ, loại cây gì, khối lượng bao nhiêu, trong thời gian nào, có hồ sơ để lưu lại hay không? Ông Bình cho biết: “Có những cây không phải mới chặt trong thời gian chúng tôi quản lý, mà chặt trước đó”.

PV hỏi thêm, nếu là cây bị chặt hạ trước khi Công ty tiếp quản, như vậy khi bàn giao rừng chắc phải có biên bản bàn giao hiện trạng?  Lí giải vấn đề này, ông Bình nói: “Chỉ bàn giao diện tích, rừng loại gì thôi, không thống kê là bị chặt bao nhiêu cây trong đấy”!?

Trong khi đó, ông Trương Thanh Hà, Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện K.Bang cho rằng: “Xem bói thì ra ma, quét nhà thì ra rác. Còn đường thì còn tai nạn giao thông, còn người thì còn đau ốm bệnh tật và đi bệnh viện. Còn rừng là còn những vi phạm về rừng, không thể nào hết được”!?

Đây là gốc Dã Hương khủng, có đường kính 150cm.

Theo ông Hà, vụ việc khai thác gỗ tại tiểu khu 152 là có. Trong thời gian qua, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ka Nák, UBND xã Nghĩa An, Kiểm lâm địa bàn và các ngành chức năng đã bắt một số vụ. Trong quá trình kiểm tra, các vụ việc đều được lập biên bản rồi chuyển giao cho cơ quan chức năng xử lý theo đúng thẩm quyền.

“Sau khi tiếp nhận thông, tin tôi đã trực tiếp chỉ đạo xã Nghĩa An tổ chức kiểm tra truy quét, rà soát lại, đối chiếu các gốc xem gốc nào đã bắt rồi, gốc nào chưa xử lý. Nếu phát hiện (góc cây mới bị chặt hạ -PV) thuộc về kiểm lâm K.Bang thì chúng tôi xử lý kiểm lâm K.Bang. Nếu phát hiện về Công ty lâm nghiệp, thì sẽ đề nghị cấp thẩm quyền xử lý trách nhiệm của công ty lâm nghiệp”, ông Hà nói thêm.

Cuối năm 2018, hàng chục cây Dã Hương tại tiểu khu 152 bị chặt hạ nhưng chưa xử lý trách nhiệm đối với những người liên quan.

Được biết, thời gian qua, tình trạng chặt phá rừng tại Gia Lai trở nên báo động. Đặc biệt là cuối năm 2018, người dân cũng phát hiện tại tiểu khu 152 có hàng chục cây Dã hương bị đốn hạ. Người dân đã chụp lại hình ảnh kèm theo tọa độ gửi lãnh đạo huyện K.Bang cùng cơ quan báo chí. Tuy nhiên, đến nay việc kiểm tra, xử lý, quy trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức liên quan chưa được cơ quan quản lý giải quyết triệt để.

Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường bảo vệ rừng, bảo vệ những cây gỗ quý nhiều năm tuổi thì tại khu rừng tại K.Bang, Gia Lai vẫn đang ngày đêm bị tàn phá nặng nề. Khi rừng K.Bang bị chảy máu thì vai trò quản lý của các cấp chính quyền đang ở đâu? 

Infonet sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vấn đề này!

Trần Hoàn - Hoàng Hiệp - Hải Dương
Từ khóa: Chặt phá rừng Hàng loạt cây gỗ quý bị chặt hạ Công ty Lâm nghiệp Ka Nák Huyện K.Bang Rừng K.Bang đang chảy máu

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !