'Không nịnh sếp thì nịnh ai'

Nhiều bạn đọc cho rằng, người nịnh bợ cấp trên thường có những cái lợi như thăng quan, được giao việc béo bở, làm dở vẫn tồn tại.

Đề án Văn hóa công vụ vừa được Thủ tướng phê duyệt có nội dung công chức, viên chức không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ, không nịnh bợ, lấy lòng lãnh đạo cấp trên vì động cơ không trong sáng.

Theo nguyên Phó chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng QH Nguyễn Viết Chức, không có cấp dưới nào muốn nịnh bợ cả, chẳng qua do cấp trên không gương mẫu. Sếp không ưa nịnh thì công chức muốn cũng chẳng nịnh được.

Không nịnh sẽ bị cho là dại

Đồng tình ý kiến trên, bạn đọc NMH cho hay, cấp trên có thích được ưa nịnh thì mới có người nịnh, còn đàng hoàng thì không cần.

Ảnh minh họa

“Cơ quan tôi cứ sáng ra là có vài ba người lao đến với sếp, người thì mua nắm xôi, người cái bánh rán, chị thì gói bột ngũ cốc chuẩn bị pha cho sếp... Nhìn phản cảm nhưng họ lại lấy làm hãnh diện. Sếp thì vừa ăn, vừa uống, vừa nói chuyện, thậm chí cả giải quyết công việc”, bạn NMH chia sẻ.

Bạn Nguyễn Văn Pha cũng cho rằng, sếp không ưa nịnh thì chẳng ai dám nịnh.

“Sếp thích nịnh, công chức không nịnh, cứ nói thẳng nói thật thì chỉ có thiệt mà thôi”, bạn Pha nói.

Nói rằng “không nịnh sẽ bị cho là dại”, bạn Nguyễn Hữu Minh chỉ ra những cái lợi của người nịnh như thăng quan, được giao việc béo bở, làm dở vẫn tồn tại… và nhận định việc nịnh bợ còn tồn tại dài dài.

Bạn Quile chỉ ra vấn đề này tồn tại đã quá lâu và đã trở thành thói quen khó chữa, được các nhóm lợi ích soạn thành "bài và ai không đi theo xu hướng này được coi như chậm hiểu hay không chịu hiểu”.

Theo bạn, ửng xử khéo léo, linh hoạt là một tố chất tốt, nhưng nó theo văn hóa nào thì mới là quan trọng. Văn hóa chất lượng, phục vụ, yêu nước trọng dân thì sự linh hoạt đó hết sức cao thượng, ngược lại linh hoạt để tìm kiếm địa vị quyền lực và lợi ích tài chính thì chắc chắn đó là giặc nội xâm.

Bạn Xuân Hà thì cho rằng, cá nhân cán bộ, nhân viên phải có quyền nịnh sếp, hơn nữa không nịnh sếp thì nịnh ai?

“Người nịnh sếp mà được thăng quan hay việc lớn dễ xuôi lọt trước tiên phải hiểu đó là người tài đã. Tất cả những người tài đâu có phải ai cũng được thăng tiến cả”, ý kiến của bạn Xuân Hà.

Bạn Mai có ý kiến là nịnh sếp không cần nhiều mà vợ sếp là chính.

Tuy nhiên, từ việc bản thân cũng là vợ sếp, bạn An Nhiên kể: “Khi ông xã lên sếp có người chào tôi từ sau lưng. Khi ông xã chuyển vị trí khác (vẫn là sếp) gặp thẳng mặt nhau chả thèm chào. Tôi cứ bấm bụng cười. Có gì đâu mà mọi người quan trọng cái chức vụ đến vậy. Và tôi cứ an nhiên mà sống cho đến giờ”.

Bạn Trần Văn Lý phân tích, vì cơ chế xin cho, cấp dưới muốn có quyền lợi thì phụ thuộc vào tình cảm của sếp nên sẽ nảy sinh ra nịnh bợ. Anh không nịnh thì sẽ có người khác nịnh, anh mất phần, mất ghế nên anh cũng nịnh cạnh tranh.

Nhiều kiểu xu nịnh nguy hiểm

Theo bạn Tvi Hailua, một người tốt, đạo đức, năng lực thực sự không bao giờ nịnh vì họ tin vào năng lực làm việc của mình. Còn những người bất tài, thủ đoạn, đạo đức giả thì mới nịnh vì họ biết chỉ có nịnh họ mới thăng tiến, mới giữ được vị trí.

Đồng ý với ý kiến này, bạn David Man cũng cho rằng, nịnh bợ là tệ nạn. Nhiều người nhanh lên chức, có chức thường thích nịnh là vì bản thân họ đã biết cái giá của tệ nạn này, nên nay có chức thì thích nịnh là đúng.

Bạn Nam Nguyen Hoai nêu quan điểm, nói về nịnh có nhiều điều. Thế nào là nịnh không phải ai cũng biết, vì nịnh biểu hiện muôn hình vạn trạng, không phải cứ lom khom cúi đầu trước mặt sếp, nói lời ngon ngọt là nịnh.

Bạn lấy dẫn chứng có trường hợp nịnh cấp trên rất khéo mà chả ai biết: đưa tiền mừng dịp lễ, tết, sinh nhật... của sếp (hoặc ai đó trong gia đình sếp) cho vợ sếp. Vợ sếp cầm rồi nói với sếp khi chuyện đã rồi.

“Nhiều cái tinh vi lắm, khó mà chối từ. Nếu chối từ được thì đã chẳng có câu nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”, bạn Nam Nguyen Hoai nhấn mạnh.

Bạn Bách Khoa cũng cho hay, bây giờ có nhiều kiểu xu nịnh nguy hiểm hơn xưa. Nếu ngày xưa là vuốt ve, khen cái sếp không có thì ngày nay là a dua với sếp để làm sai, cấp khống chứng chỉ, moi tiền nhà nước, tham nhũng…

Để xóa bỏ tình trạng nịnh bợ, theo bạn Quang, cần một xã hội pháp trị, luật pháp nghiêm minh đặt lên trên hết, bất kỳ ai, cương vị gì cũng phải được xét xử công minh và nghiêm trị.

Bạn Nguyễn Phúc Hội nêu, cấp trên không thích nịnh, cấp dưới không biết nịnh khi cả 2 đều có đủ khí chất của “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". Không để cảm tình, cảm tính riêng tư xen vào làm hư việc chung là yêu cầu trước nhất đủ bảo đảm thành công.

“Cần có cơ chế công khai minh bạch, sẽ không có ai phải nịnh ai”, ý kiến của bạn Thai Dương.

Bạn Tran Hung cũng cho rằng, cần có cơ chế minh bạch, công bằng, kiểm soát tốt để những hành vi “nịnh” ấy ít có cơ hội dẫn tới các quyết định sai. Còn trông chờ vào đạo đức của cá nhân, để cho tất cả sếp không ưa nịnh nữa thì... khó.

Hương Quỳnh

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !