Làng Thanh niên lập nghiệp Thạch Kênh: 4 năm không một bóng người

Làng Thành niên lập nghiệp Thạch Kênh được hình thành tại xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) với mục tiêu trở thành điểm sáng về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong phong trào thanh niên lập nghiệp. Thế nhưng, gần bốn năm hoàn thành việc xây dựng, vẫn chưa có hộ dân nào đến đây sản xuất
Đất thuộc dự án làng thanh niên xung kích tại xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà.

Dự án khó thu hút vì thiếu tính thực tế!

Dự án xây dựng Làng thanh niên xung phong (TNXP) nuôi trồng thủy sản do Tỉnh đoàn Hà Tĩnh làm chủ đầu tư được xây dựng trên vùng diện tích 120 héc-ta tại xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, với tổng mức đầu tư 36 tỷ đồng.

Dự án Làng TNXP Thạch Kênh được triển khai nhằm khai thác đất đai hoang hóa sẵn có tại địa phương, góp phần tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng điểm sáng về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp.

Theo tiến độ đề ra, năm 2013, dự án này sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên do khác nhau, đến cuối năm 2015, dự án mới cơ bản hoàn thành các hạng mục thi công.

Để tìm hiểu rõ hơn về dự án này, những ngày đầu năm 2019, PV đã về làng TNXP Thạch Kênh.

Theo quan sát, hiện chủ đầu tư đã xây dựng hoàn thành việc đào đắp 71 ao nuôi có diện tích 1,5 héc-ta/1 ao và hệ thống cấp điện, cống tiêu thoát nước, khu nhà điều hành...

Dù vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một một thanh niên nào đến làng TNLN Thạch Kênh lập thân, lập nghiệp như mục tiêu ban đầu của dự án.

Dự án cơ bản hoàn thành đầu tư các hạng mục nhưng vẫn không thu hút được thanh niên đến lập nghiệp do thiếu khả thi.

Trước thực trạng người dân không “mặn mà” với dự án lập nghiệp này, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh sau đó đã bàn giao nguyên trạng hệ thống hạ tầng cho địa phương quản lý.

Ông Lê Văn Đại – Thành viên HTX Hùng Đại Dương (đơn vị thuê lại dự án) cho biết: Dự án Làng Thanh niên lập nghiệp hiện đã được bàn giao cho xã Thạch Kênh quản lý, do trong quá trình không thu hút được các hộ dân đến sản xuất nên xã đã cho chúng tôi thuê lại để nuôi cá.

Lý giải về chuyện khó thu hút người dân đến tham gia sản xuất, ông Đại cho rằng, do cách phân chia, xây dựng hệ thống ao hồ của dự án theo quy mô lớn, đòi hỏi phải có vốn đầu tư và trình độ nuôi trồng thủy sản nên người dân không theo được.

“Các hồ ao ở đây nhiễm phèn nặng quá, chúng tôi phải khử phèn bằng vôi và những phương thức khác nhưng vẫn không hiệu quả. Hơn nữa, hiệu quả kinh tế từ việc nuôi cá nước ngọt thấp nhưng kinh phí để đắp bờ bao, cống rãnh lại quá cao. Vì vậy mà người dân họ không mặn mà!”, ông Đại cho biết.

Do đầu tư không phù hợp,hàng trăm ha đất cùng nhiều hạng mục tại làng TNLN Thạch Kênh bỏ không

Theo ông Đại thì để “chống cháy” cho dự án và tránh việc xuống cấp do không có đơn vị tham gia sản xuất nên UBND xã đã cho HTX thuê lại để nuôi cá nước ngọt.

“Chúng tôi đã bỏ ra vài tỉ đồng để đầu tư nuôi cá nước ngọt nhưng do ao to quá nên phải ngăn đôi lại thì mới nuôi được cá. Trước đó, khu này là đầm nước mặn nay do ngăn mặn nên chủ yếu nước ngọt dẫn đến phèn nhiều quá, rất mất thời gian, công sức và tiền bạc”, ông Đại nói.

Yêu cầu nguồn vốn lớn, trình độ kỷ thuật cao.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thiện Chung – Chủ tịch UBND xã Thạch Kênh nói, trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư khác, xã tạm thời cho một doanh nghiệp địa phương thuê đất để nuôi khoảng 10 hồ cá nhằm bảo vệ hạ tầng.

"Doanh nghiệp đã thuê được hai năm, năm đầu chính quyền để họ cải tạo đất không lấy tiền, từ năm thứ hai trở đi sẽ thu 25 triệu đồng mỗi năm. Đơn vị này thuê đất song cũng không gặp may, khi nuôi cá toàn bị chết", ông Chung nói.

Chủ tịch xã Thạch Kênh cho hay, do cách phân chia, xây dựng hệ thống ao hồ của dự án theo quy mô lớn, đòi hỏi phải có vốn đầu tư và trình độ thâm canh cao nên người dân họ không kham nổi. Sắp tới, xã được giới thiệu là sẽ có vài doanh nghiệp mạnh về đây khảo sát thực tế để triển khai nuôi thủy sản.

Xã Thạch Kênh tạm thời cho một doanh nghiệp địa phương thuê đất để nuôi khoảng 10 hồ cá nhằm khai thác và bảo vệ hạ tầng.

Ông Nguyễn Thế Hoàn – Bí thư Tỉnh đoàn Hà Tĩnh giải thích, mục tiêu ban đầu của dự án là xây dựng làng thanh niên nuôi trồng thủy sản nước mặn, song thời điểm khởi công ở xã Thạch Kênh, dự án ngọt hóa sông Nghèn (huyện Can Lộc) hoàn thành, nên nhiều diện tích đất ở khu vực dự án bị ngọt hóa.

Bên cạnh việc bị ảnh hưởng bởi dự án ngọt hóa sông Nghèn, theo lãnh đạo Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, với cách phân chia, xây dựng hệ thống ao hồ có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư, trình độ thâm canh cao, trong khi các đoàn viên thanh niên khi gia nhập Làng TNXP nuôi trồng thủy sản Thạch Kênh có rất ít cơ hội để tiếp cận, tổ chức sản xuất, bởi trình độ khoa học kỹ thuật và nguồn tài chính hạn chế. 

Cũng theo ông Hoàn, phần đa các dự án Làng Thanh niên lập nghiệp hay các dự án đầu tư công trong giai đoạn hiện nay đều gặp khó khăn, kinh tế tập thể giao cho các đoàn viên là những đối tượng không có vốn; không có vốn thì việc đầu tư công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất là quá khó khăn.

Ngoài ra, theo Bí thư Tỉnh đoàn tất cả các dự án Làng Thanh niên lập nghiệp do TW Đoàn làm chủ đầu tư đều không có nguồn vốn duy tu bảo dưỡng, nếu các dự án đi vào hoạt động, không có nguồn vốn đó thì lấy gì để tu sửa khi dự án xuống cấp?  

Bài tiếp:

Chuyện Làng thanh niên lập nghiệp An Mã: Cưa bom, xẻ núi, dựng cơ đồ tiền tỉ

Hà Vũ
Từ khóa: Làng thanh niên xung phong Thạch Kênh thiếu vốn Kỹ thuật Tỉnh đoàn Khó thu hút xã Thạch Kênh Nhiểm phèn ngọt hóa

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.