Các tuyến biên giới trung chuyển ma túy vào Việt Nam

Các đối tượng người có quốc tịch Trung Quốc, Đài Loan, Lào móc nối với các đối tượng ở trong nước để thực hiện các hành vi mua bán, vận chuyển qua biên giới thông qua các đường mòn, lối mở... cất giấu các chất ma túy từ Lào, Campuchia và từ châu Mỹ, châu Phi vào Việt Nam.

Ngày 17/5, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết thời gian vừa qua cùng với sự hội nhập phát triển, giao lưu thương mại quốc tế thì hoạt động tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy xuyên quốc gia từ nước ngoài vào Việt Nam và trung chuyển đi nước thứ ba tiêu thụ tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng trên tất cả các tuyến biên giới, cửa khẩu.

Lực lượng hải quan tuần tra đường biên.

Việt Nam được xác định là địa bàn trung chuyển ma túy từ các trung tâm ma túy ở khu vực “Tam giác vàng”, “Trăng lưỡi liềm” ở Châu Á và Nam Mỹ vào Việt Nam và đi các quốc gia khác. Tội phạm ma túy trong và ngoài nước câu kết chặt chẽ với nhau hình thành các đường dây, tổ chức tội phạm với tính chất, phương thức, thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh và manh động.

Không chỉ có vậy, chúng trang bị nhiều phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, vận chuyển ma túy bằng nhiều loại phương tiện khác nhau và sẵn sàng dùng nhiều loại vũ khí “nóng” chống trả khi bị phát hiện, bắt giữ.

Nổi lên là các đối tượng người có quốc tịch Trung Quốc, Đài Loan, Lào móc nối với các đối tượng ở trong nước để thực hiện các hành vi mua bán, vận chuyển qua biên giới thông qua các đường mòn, lối mở, qua hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh để cất giấu các chất ma túy từ Lào, Cămpuchia và từ châu Mỹ, châu Phi vào Việt Nam.  

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng công bố tình hình cụ thể là tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Ma túy là Hêroin vẫn được bọn tội phạm mua bán, vận chuyển từ Lào vào Việt Nam, sau đó vận chuyển qua các đường mòn, lối mở, trong đó có cả các cửa khẩu biên giới sang Trung Quốc; các loại ma túy tổng hợp như: Metamphetamine, Ketamine, thuốc lắc... được vận chuyển trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam đi vào các tỉnh nội địa.

Đáng chú ý, nhiều nguồn tin cho biết: hiện nay, tội phạm sản xuất ma túy tổng hợp ở Trung Quốc đã chuyển địa bàn sang Myanmar và Lào để tổ chức sản xuất các loại  ma túy tổng hợp, sau đó tìm cách đưa về Việt Nam qua biên giới các tỉnh giáp với Lào và Campuchia.

Tuyến biên giới Việt Nam - Lào, việc hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma túy là Hêroin và các loại ma túy tổng hợp diễn biến phức tạp. Các loại ma túy tổng hợp dạng đá, trước đây hầu như ít được giao dịch, mua bán, vận chuyển trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, nhưng từ giữa năm 2017 đến nay tình trạng mua bán, vận chuyển các loại ma túy tổng hợp dạng viên và dạng đá kèm theo Hêroin với số lượng lớn từ khu vực “Tam giác vàng” qua Lào về Việt Nam có chiều hướng gia tăng, một phần sử dụng trong nước, phần lớn tiếp tục được vận chuyển sang nước thứ 3 tiêu thụ, chủ yếu là Trung Quốc.

Nguyên nhân chính là đường biên giới chung giữa 2 nước Việt Nam - Lào dài, việc qua lại thăm thân, du lịch, buôn bán, đầu tư của nhân dân 2 nước thuận lợi, quan hệ thương mại tăng cao, từ đó lượng phương tiện qua lại 2 bên biên giới cũng gia tăng và dễ dàng hơn.

Đây là điều kiện để bọn tội phạm ma túy lợi dụng hoạt động, do tác động từ tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển các loại ma túy vào Việt Nam trên tuyến biên giới phía Bắc có dấu hiệu chững lại, khi bị các lực lượng chức năng trấn áp mạnh ở địa bàn phía Bắc, chúng tìm cách chuyển địa bàn, chuyển hướng mua bán, vận chuyển ma túy từ các tỉnh: Phong Sa Lỳ, Luông Phra Băng, Hửa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Sa Van Na Khet và Sa La Van của Lào vào Việt Nam qua các tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị vào Việt Nam và đưa sang nước thứ 3 tiêu thụ.

Còn tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia chúng lợi dụng việc qua lại 2 bên biên giới Việt Nam - Campuchia dễ dàng, bọn tội phạm ma túy móc nối với các đối tượng Việt kiều hoặc làm ăn, buôn bán ở Campuchia, các đối tượng là cư dân biên giới thăm thân, du lịch, không nghề nghiệp, lao động tự do... thường xuyên qua lại hai bên biên giới để mua bán, vận chuyển trái phép Hêroin, ma túy tổng hợp, cần sa từ Campuchia vào Việt Nam tiêu thụ ở các tỉnh phía Nam, thậm chí vận chuyển ra phía Bắc tiêu thụ.

Trong khi đó, tuyến hàng không, bưu điện và chuyển phát nhanh: Tội phạm ma túy thường xuyên lợi dụng hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không,  tuyến bưu điện quốc tế, chuyển phát nhanh để vận chuyển trái phép các chất ma túy, với nhiều thủ đoạn tinh vi.

Cụ thể là nhóm đối tượng này chia nhỏ số lượng ma túy trà trộn vào hàng hóa khai báo là thực phẩm, mỹ phẩm, các loại bánh kẹo, trà sâm, đồ hộp, giày dép, vách thùng cacton, loa điện tử, hộp đựng đồ chơi, cất giấu trong người, trong hành lý ký gửi theo các chuyến bay từ các nước châu Âu, Mỹ, Canađa, Thái Lan, Lào, Campuchia… về Việt Nam dưới dạng quà biếu, quà tặng với tên, địa chỉ của người nhận không rõ ràng, thường là không có thật và tìm cách liên lạc, cử người móc nối để nhận hàng.

Nếu bị phát hiện thì tìm cách từ chối nhận hàng, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc điều tra, bắt giữ được đối tượng.

Còn tuyến biển và cảng biển quốc tế là tuyến tiềm ẩn nhiều nguy cơ tội phạm ma túy thường lợi dụng để vận chuyển, trung chuyển các loại ma túy với số lượng lớn như: cocain, heroin, cần sa, lá Khát, các loại tiền chất, ma túy tổng hợp theo cả hai chiều từ các nước châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, Canada, Mỹ, Hà Lan về Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước như Australia, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc…

Sông Mã

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !