Hành trình 20 năm xin công nhận liệt sỹ: Tắc vì cơ quan chức năng làm mất hồ sơ

Mặc dù Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) trả lời đủ điều kiện xét công nhận liệt sỹ, nhưng cho đến nay ông Đinh Thế Phiệt (xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình), hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vẫn chưa được công nhận là liệt sỹ do cơ quan chức năng “không tìm thấy” hồ sơ gốc.

Bất ngờ bị cho ra khỏi nghĩa trang liệt sỹ

Theo phản ánh của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (SN 1975), trú tại thôn 2, xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, ông ngoại của ông Hùng là ông Đinh Thế Phiệt hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, nhưng đến nay vẫn chưa được xét công nhận liệt sỹ do cơ quan chức năng làm thất lạc hồ sơ.

Ông Đinh Thế Phiệt sinh năm 1917 tại thôn Trung Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Năm 1954, ông đi dân công hỏa tuyến vận chuyển lương thực từ Ninh Bình lên Điện Biên phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 4/1954, ông Phiệt hi sinh sau trận sốt rét ác tính và được đưa về mai táng tại nghĩa trang nhân dân quê nhà. Sau đó ông được cải táng và được đưa vào nghĩa trang liệt sỹ xã Ninh Giang.

Năm 1980 chính quyền xã Ninh Giang di chuyển phần mộ các liệt sỹ sang nghĩa trang liệt sỹ mới. Tuy nhiên, chính quyền xã không di chuyển phần mộ của ông Phiệt và chỉ thông báo (bằng miệng) cho gia đình rằng ông Đinh Thế Phiệt “không phải là liệt sỹ”.

“Nghĩa trang liệt sỹ cũ của xã Ninh Giang bị giải tỏa, phần mộ của ông tôi bị đẩy ra ngoài. Từ đó đến nay, gia đình tôi liên tục đề nghị xem xét và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về vụ việc này. Năm 2001, các cơ quan chức năng hướng dẫn gia đình tôi làm hồ sơ để các cấp có thẩm quyền xét công nhận liệt sỹ. Gia đình đã làm theo hướng dẫn và nộp đầy đủ vào năm đó,” ông Nguyễn Văn Hùng nói.

Sau nhiều năm ròng rã kiến nghị lên các cấp, yêu cầu trả lời và làm rõ lý do vì sao chưa công nhận liệt sỹ cho ông Phiệt, ngày 24/7/2017, gia đình bất ngờ nhận được Công văn số 1028/LĐTBXH-NCC của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình trả lời: “Sau khi tra cứu tìm hồ sơ, danh sách liệt sỹ quản lý tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình và tại Cục Người có công không tìm thấy có tên, hồ sơ lưu trữ, và cũng không có bàn giao hồ sơ đề nghị công nhận liệt sỹ đối với ông Đinh Thể Phiệt từ các thế hệ cán bộ tiền nhiệm cho các cán bộ đương nhiệm về công tác người có công tại sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình”.

Tại Công văn số 1931/LĐTBXH-NCC ngày 19/12/2017, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình trả lời kiến nghị của gia đình ông Phiệt về việc đề nghị xét công nhận liệt sỹ, hồ sơ xét đề nghị công nhận liệt sỹ và việc không tìm thấy hồ sơ gốc, cơ quan này hướng dẫn gia đình ông Phiệt đối chiếu với Điểm 11, Điều 4, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013; Điều 3, Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013.

Ngày 14/3/2018, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình, Phòng LĐ-TB&XH huyện Hoa Lư, UBND xã Ninh Giang cùng đại diện gia đình ông Phiệt có buổi làm việc nhằm làm rõ thông tin, tài liệu, giấy tờ có liên quan.

Kết luận buổi làm việc, đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình đề nghị gia đình cung cấp bộ hồ sơ gốc để có cơ sở xem xét. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hùng cho rằng điều kiện này không khác gì đánh đố gia đình ông bởi  hồ sơ gốc đã được nộp hết cho các cơ quan chức năng từ năm 2001.

Quả bóng trách nhiệm lại đá về... gia đình liệt sĩ

Để tìm hiểu thêm thông tin trên, PV Infonet đã liên hệ với ông Nguyễn Tiến Dũng – Phó trưởng phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình,  tuy nhiên, ông Dũng chỉ cung cấp cho PV công văn số 116/LĐTBXH-NCC ngày 24/1/2019 của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình do PGĐ Trần Xuân Trường ký trả lời bà Đinh Thị Khẩn (con gái ông Đinh Thế Phiệt).

Theo nội dung công văn trên, cơ quan này tiếp tục đề nghị bà Đinh Thị Khẩn liên hệ với UBND xã Ninh Giang (huyện Hoa Lư) cung cấp bản gốc hồ sơ đề nghị công nhận liệt sỹ đối với ông Đinh Thế Phiệt để Sở có căn cứ báo cáo UBND tỉnh Ninh Bình và Bộ LĐ-TB&XH xem xét giải quyết.

Đáng chú ý, trước đó không lâu, Công văn số 79/LĐTBXH-NCC ngày 07/01/2019 của Bộ LĐ-TB&XH, khẳng định: “Ông Đinh Thế Phiệt đủ điều kiện xét công nhận liệt sỹ và đề nghị lập hồ sơ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/TTLT-LĐTBXH-BQP-BCA ngày 25/11/1998 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an”.

Công văn số 79/LĐTBXH-NCC ngày 07/01/2019 của Bộ LĐ-TB&XH khẳng định ông Đinh Thế Phiệt đủ điều kiện xác nhận liệt sỹ.

Trước đó, tại Công văn số 926/NCC-CS1 ngày 15/5/2018 của Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) xác nhận: “Trường hợp ông Đinh Thế Phiệt đủ điều kiện xem xét công nhận liệt sỹ”.

Công văn số 926/NCC-CS1 của Cục Người có công cũng khẳng địnhông Đinh Thế Phiệt đủ điều kiện xem xét công nhận liệt sỹ.

Tuy nhiên, cho đến nay hồ sơ xác nhận liệt sỹ đối với ông Đinh Thế Phiệt vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Ninh Bình hoàn tất trình Bộ LĐTB&XH để xét công nhận liệt sỹ.

“Mặc dù Bộ LĐTB&XH xác nhận ông ngoại tôi đủ điều kiện xét công nhận liệt sỹ, nhưng chỉ vì hồ sơ đề nghị công nhận liệt sỹ bị các cơ quan có thẩm quyền làm thất lạc mà gia đình tôi phải tủi hổ, phần mộ của ông Đinh Thế Phiệt bị đẩy ra khỏi nghĩa trang. Các cơ quan có thẩm quyền thì đùn đẩy vô trách nhiệm, không biết đến bao giao giờ danh hiệu Liệt sỹ được trả cho ông tôi và danh dự Tổ Quốc Ghi Công cho gia đình tôi. Việc này không chỉ chà đạp lên đạo lý và công ơn của những người đã hy sinh xương máu vì đất nước, vi phạm đạo đức tốt đẹp của dân tộc, mà còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật”, ông Nguyễn Văn Hùng bày tỏ bức xúc.

Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Ninh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:

Việc Cục Người có công – Bộ LĐTB&XH trả lời ông Đinh Thế Phiệt đã hy sinh trong chiến đấu và đủ điều kiện công nhận liệt sỹ là cơ sở để cho thấy cơ quan này đã có hồ sơ, đã nghiên cứu và thẩm định và cần thiết phải công nhận liệt sỹ cho ông Đinh Thế Phiệt. Tuy nhiên, về thủ tục công nhận liệt sỹ cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp này, gia đình ông Phiệt đã hoàn thành nghĩa vụ cung cấp hồ sơ từ năm 2004 và đã có công văn của UBND tỉnh Ninh Bình xác nhận. Đến nay, không cơ quan nào biết hồ sơ này ở đâu thì cần phải xem xét trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tổ chức trong quá trình giải quyết vụ việc. Việc làm thất lạc hồ sơ do cơ quan nào, ở giai đoạn nào thì cơ quan đó phải có biện pháp khắc phục, không thể đùn đẩy trách nhiệm cho gia đình liệt sỹ.

UBND tỉnh Ninh Bình cần chỉ đạo hoàn thiện ngay toàn bộ hồ sơ đề nghị công nhận liệt sỹ cho ông Đinh Thế Phiệt để trả lại danh hiệu cho liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc từ 65 năm nay, đồng thời trả lại danh dự và chế độ cho gia đình liệt sỹ Đinh Thế Phiệt.

Ông Đinh Thế Phiệt và vợ (qua đời năm 1975) có 4 người con, trong đó có người con thứ hai là Đinh Thế Vận đã anh dũng hy sinh năm 1968 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và được nhà nước công nhận liệt sỹ.

Ông Đinh Thế Phiệt được Chính phủ truy tặng Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì theo Quyết định khen thưởng số 11/CP ngày 23/01/1965 do trước đó có 7 năm 4 tháng hoạt động kháng chiến.

Tuân Nguyễn
Từ khóa: Liệt sỹ Bộ LĐTBXH Cục Người có công Liệt sỹ chống Pháp

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !