Bộ trưởng Công Thương: Không chủ quan, ảo tưởng khi tham gia EVFTA

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, EVFTA là Hiệp định thương mại tự do tốt nhất mà Việt Nam đạt được, tuy nhiên chúng ta không chủ quan, ảo tưởng bởi còn rất nhiều khó khăn, thách thức.

Tại hội thảo "Đối thoại về Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA): Cơ hội cho các doanh nghiệp" ngày 1/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá, so với các Hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, EVFTA là hiệp định thương mại tự do tốt nhất với Việt Nam.

Hiệp định với những giải pháp, thỏa thuận mang tính công bằng, đảm bảo ở mức độ cao nhất cho Việt Nam, đặc biệt là sự linh hoạt đối với trình độ phát triển của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

"Việt Nam là quốc gia có trình độ phát triển thấp nhất trong khối thành viên, vì vậy cũng có thể nói đây cũng là FTA tốt nhất mà chúng ta đạt được cả về những lợi ích trước mắt và những lợi ích chiến lược lâu dài của nền kinh tế Việt Nam", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, quá trình đàm phán, ký kết hiệp định rất khó khăn, trải qua rất nhiều giai đoạn vì EU là khối cộng đồng gồm 28 quốc gia thành viên. Bản thân các nước thành viên cũng có những yêu cầu, lợi ích khác nhau. Quá trình rà soát pháp lý cũng đã bộc lộ ra một số vấn đề, khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có quyết sách.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về những cơ hội, khó khăn của Việt Nam sau khi ký kết hai hiệp định, Bộ trưởng cho rằng, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) là những hiệp định thế hệ mới với những chuẩn mực, đòi hỏi cao, mang lại lợi ích rất lớn nhưng cũng đặt ra thách thức cho chúng ta.

Lợi ích chúng ta đã nói nhiều, có nhiều khía cạnh, tác động lan tỏa như tạo công ăn việc làm, nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu, thương mại, nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, đóng góp GDP tăng trưởng của đất nước, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động, tạo ra nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư nước ngoài…

“Đặc biệt là mục tiêu của chúng ta xây dựng nền kinh tế tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, không phụ thuộc vào những đối tác, thị trường nhất định. Tuy nhiên, chúng ta cũng không được chủ quan, ảo tưởng”, Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, doanh nghiệp và người dân sẽ là chủ thể quan trọng trong nội dung hội nhập của EVFTA. Tuy nhiên, có đến 97% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, với những hạn chế như năng lực quản trị doanh nghiệp, trình độ công nghệ, quy mô, nguồn lực, xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường thế giới… Vì vậy khi chúng ta trở thành đối tác của khu vực kinh tế hàng đầu thế giới với tổng GDP hơn 18.000 tỷ USD, trình độ phát triển của từng quốc gia, doanh nghiệp cũng hàng đầu thế giới thì rõ ràng đây là cuộc chơi đặt ra nhiều vấn đề lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ hai, trong bối cảnh như hiện nay mặc dù chúng ta có lợi thế nhưng để thâm nhập được vào thị trường châu Âu thì hàng rào thuế quan không phải là tất cả. Những chuẩn mực, đòi hỏi cao của châu Âu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, yêu cầu về điều kiện lao động, môi trường lao động… cũng phải đáp ứng chuẩn mực.

Thứ ba, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, xung đột thương mại trên thế giới. Việc thực thi hiệp định này cũng đòi hỏi năng lực của doanh nghiệp trong việc chủ động tiếp cận hiệp định, chương trình hành động của chính phủ để chúng ta để có cơ chế phối hợp, thực thi tốt.

Thứ tư, thách thức đặt ra rất lớn ngay cho hệ thống thương mại, phân phối bán lẻ trong nước, thị trường nội địa và một số ngành sản xuất vì áp lực cạnh tranh. Áp lực cụ thể cho từng ngành hàng và cho từng sản phẩm của doanh nghiệp, của người nông dân.

Tuy nhiên đã chấp nhận cuộc chơi lớn, toàn cầu hóa, nếu chúng ta vượt qua được thì chắc chắn chúng ta đủ sức để tham dự bất kỳ hình thức nào, quy mô nào của hội nhập thế giới.

“Chúng ta hãy coi rằng đây là cơ hội và những thách thức này sẽ biến thành những giải pháp cụ thể để phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội của đất nước trong thời gian tới” ”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, sau khi tham gia hiệp định, hàng hóa EU sẽ thuận hơn khi vào Việt Nam, cạnh tranh ngay trên sân nhà, trước cửa nhà mình. Nhưng nó sẽ không quá nghiêm trọng vì Việt Nam đã mở cửa cho nhiều đối thủ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Newzeland…chúng ta đã mở cửa rồi, nếu không mở cửa cho Châu Âu chúng ta vẫn phải chấp nhận cạnh tranh. Hơn nữa, nhiều sản phẩm Việt Nam và EU không cạnh tranh trực tiếp, đấy là lợi thế của chúng ta.

Diệu Thùy - Trần Huệ
Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh châu Âu EVFTA cơ hội thách thức Bộ Công Thương Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?