Kon Tum: Huyện nghèo hào phóng cấp kinh phí sửa trường rồi cho... tư nhân thuê

Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp (GDTX-GDNN huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được đầu tư 28,7 tỉ đồng để đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhưng không có học sinh. Điều kỳ lạ trường vẫn được ‘rót’ thêm hàng trăm triệu đồng sửa chữa với lý do thiếu phòng học và chỉ để … cho thuê.

Toàn cảnh khu thực hành giảng dạy của trường.

Mục tiêu của dự án

UBND tỉnh Kon Tum ra Quyết định số 1303/QĐ-UBND (ngày 20/10/2009) phê duyệt dự án tăng cường năng lực dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về Giáo dục và đào tạo đến năm 2010, trên cơ sở nâng cấp mở rộng Trung tâm Dạy nghề Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Khu nhà được sửa chữa để cho tư nhân thuê.

Dự án đáp ứng năng lực đào tạo nghề cho người dân trên địa bàn 2 huyện Kon Rẫy và Kon Plông, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số. Quy mô đào tạo mỗi năm hơn 500 học viên; tổng mức đầu tư 28,7 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương; sử dụng hơn 4 hecta đất tại xã Đăk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Tuy nhiên, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, hiệu quả khai thác dự án không như mong đợi. Tất cả các lớp học đều được chuyển đến nhà văn hóa các thôn làng, nơi sinh sống của các học viên. Do đó, rất nhiều phòng học buộc phải đóng cửa lâu năm vì không sử dụng đến.

Ông Phạm Thanh Vận - Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum (gọi tắt là Trung tâm) cho biết: “Trung tâm mỗi năm huyện giao đào tạo 500 chỉ tiêu, địa điểm học tại các nhà văn hóa thôn, làng. Mỗi năm ngân sách cấp về từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng, mỗi ngày hỗ trợ tiền ăn, ở đi lại là 30 ngàn đồng/ người. Việc thay đổi địa điểm học là vì như thế sẽ giữ được sĩ số lớp học, chất lượng đào tạo và chi phí đi lại cho học viên”.

Cấp 350 triệu kinh phí sửa chữa và tăng thêm phòng học để... cho thuê  

Hợp đồng cho thuê của nhà trường.

Trung tâm được đầu tư quy mô lớn nhất nhì tỉnh Kon Tum so với các cơ sở đồng cấp, thời gian đào tạo mỗi lớp học 3 tháng và địa điểm học đặt tại các bản làng. Thế nhưng, với lý do là Trung tâm thiếu phòng học nên nhà trường tiếp tục xin thêm vốn để tách phòng, sửa chữa và nâng cấp.

Ông Phạm Thanh Vận lý giải: “350 triệu đồng kinh phí sửa lại, ngăn hai phòng từ phòng hội trường để làm phòng học, chủ yếu lát nền và xây tường ngăn, quét vôi, đóng la phông. Các khu nhà lớn đó giờ là kho chứa vật tư, phòng trống giờ nâng cấp lên. Chỉ xin sửa chữa hai phòng thôi”.

Chúng tôi có mặt tại Trung tâm và tận mắt chứng kiến các vật dụng, máy móc thiết bị dạy học nằm ngổn ngang, vật liệu xây dựng rãi rác như một khu tập kết vật tư.

Khu thực hành của nhà trường tan hoang do không được sử dụng.

Tiếp PV Infonet là một người phụ nữ khoảng gần 50 tuổi, chị giới thiệu tên Mai - đại diện Hợp tác xã Tuyết Sơn Kon Plông.

Chị Mai cho biết: “Chị thuê Trung tâm để nấu tinh dầu và cao sâm dây với số tiền 3 triệu đồng/tháng. Thời hạn hợp đồng là 3 năm, hết thời hạn chị được ký thuê tiếp. Nếu ai muốn thuê lại thì phải qua chị, vì chị đã thuê hết khu này rồi. Công trình đang sửa chữa tại đây cũng do chị nhận thi công cho trường và sau đó chị thuê lại luôn. Trường có kinh phí sửa, nhưng chị sửa theo ý của chị, bằng kinh phí chị tự bỏ ra”.

Theo bản hợp đồng có dấu đỏ và chữ ký của Giám đốc Trung tâm mà PV Infonet thu thập được. Ngày 30/8/2019, Trung tâm ký hợp đồng cho Hợp tác xã Tuyết Sơn Kon Plông thuê nhà xưởng sản xuất, giá cho thuê 40 triệu đồng/năm, thời hạn hợp đồng 3 năm, mỗi năm thanh toán tiền một lần.

Tuy nhiên, hợp đồng không có số ký hiệu văn bản, PV Infonet thắc mắc thì được chị Mai giải thích: “Nó tế nhị là trong đây mấy anh cho thuê cũng có tiền mà, nếu huyện hỏi thì chỉ nói là cho mượn thôi chứ không nói rõ (!?).

Chị làm hợp đồng trước, họ cho chị 1 tháng để sửa chữa. Mình tự sửa chữa hết mấy chục triệu thôi. Mình muốn làm cho ngon thì mình phải tự bỏ tiền ra để sửa chữa, coi như mình cho họ 20 triệu sửa chữa đó. Vì lợi thế ở chỗ là tại trung tâm này có điện 3 pha rồi, nếu chị thuê chỗ khác thì cũng mất mấy chục triệu tiền hạ thế”.

PV liên hệ tiếp với ông Hà Đức Vịnh - Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện Kon Plông thì được biết: “Huyện cũng chưa nắm được việc này và cho thuê với mục đích gì? Tôi sẽ cho kiểm tra lại, Trung tâm có được phép cho thuê phòng học hay không còn phải xem lại quy chế hoạt động”.

Thật khó hiểu khi Trung tâm với rất nhiều phòng buộc phải đóng cửa trong thời gian dài vì không được dùng đến. Tuy nhiên, không hiểu sao UBND huyện Kon Plông vẫn chi ngân sách để xây dựng, tăng thêm phòng học. Sau đó lại ‘âm thầm’ ký hợp đồng với một đơn vị kinh doanh không liên quan đến việc dạy học để cho thuê.

Và rồi, chi phí sửa chữa phòng học thực tế lại được ‘bán cái’ cho bên thuê nhà xưởng là Hợp tác xã Tuyết Sơn Kon PLông. Dư luận đang rất quan tâm nguồn cơn phía sau của câu chuyện này. Infonet sẽ tiếp tục cập nhật thêm về thông tin vụ việc tới độc giả.

Bá Tứ
Từ khóa: Huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum đào tạo nghề lao động nông thôn phòng học cho thuê.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Cựu binh hơn 8 năm làm điều đặc biệt trên phố, từ chối nhận tiền hỗ trợ

Hơn 8 năm qua, tại TP. Hội An, một cựu binh lớn tuổi hằng ngày cần mẫn đẩy chiếc xe tự chế rong ruổi khắp nẻo đường để nhặt rác. Ông từ chối nhận lương cho công việc này.

Xôn xao clip bé gái 3 tuổi bị bé trai hàng xóm đánh liên tiếp trong phòng

Trong đoạn clip được chia sẻ, một bé trai liên tục đánh bé gái nhà hàng xóm, thậm chí còn lấy dây đồ chơi quất mạnh vào người khiến bé gái khóc lớn.

Isaac khuấy động đường đua VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Không chỉ tham gia đường đua 5km tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024, nam ca sĩ Isaac còn chiêu đãi khán giả loạt bản hit được phối EDM sôi động.

Có một Ba Na Hills mới với loạt trải nghiệm hấp dẫn

Sau 15 năm, Sun World Ba Na Hills ngày càng rực rỡ, đẳng cấp và quyến rũ hơn. Không chỉ sở hữu cây Cầu Vàng nổi tiếng toàn cầu, khu du lịch này có nhiều lý do để gây thương nhớ, khiến du khách muốn quay trở lại nhiều lần.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Jennifer Lopez mặc nội y khoe đường cong ở tuổi 55 khiến gái trẻ phải ghen tỵ

Jennifer Lopez khoe đường cong nghẹt thở trong loạt ảnh quảng cáo nội y mới.

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Đang cập nhật dữ liệu !