Hé lộ "ông trùm" shophouse triệu đô đầy tai tiếng tại Hà Nội

Lấn sân sang bất động sản bằng việc lập ra thương hiệu Vimefulland vào năm 2016, Vimedimex Group là một trong những đại gia địa ốc mới nổi trên thị trường BĐS Hà Nội những năm gần đây.

Ồ ạt tung ra thị trường hàng ngàn căn shophouse

Nhắc đến Vimefulland, giới đầu tư bất động sản biết sẽ nghĩ ngay đến siêu dự án shophouse Belleville Hà Nội. Đây là dự án khu nhà phố thương mại được xây dựng trên lô đất B4, KĐT Nam Trung Yên, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Dự án có quy mô 66 lô chia làm 1 khu liền kề và 3 khu shophouse với diện tích khoảng khoảng 120 - 270m2.

Dứ án lớn thứ 2 giữa trung tâm Hà Nội của đại gia này chính là The Eden Rose. Tháng 4.2016, UBND TP Hà Nội có Quyết định phê duyệt chi tiết dự án The Eden Rose tỉ lệ 1/500, thể hiện các căn biệt thự, liền kề cao 3 tầng. Tháng 8.2016, UBND TP.Hà Nội tiếp tục có Quyết định chủ trương đầu tư nêu rõ về chỉ tiêu quy hoạch và kiến trúc của dự án này là 233 căn hộ thấp tầng, gồm nhà biệt thự, liền kề cao 3 tầng. Chủ đầu tư là Công ty CP bất động sản Thanh Trì, thuộc chủ đầu tư Vimefulland.

Dự án The Eden Rose nhìn từ trên cao

Ngoài ra, Vimefulland còn sở hữu dự án Athena Fulland nằm trên mặt đường Nguyễn Xiển (quận Hoàng Mai) với hàng trăm căn shophouse có mức giá từ 125 – 150 triệu/m2. Dự án Iris Garden của chủ đầu tư này cũng đang được rao bán rầm rộ trên thị trường cũng tọa lạc tại vị trí vàng trên đường Đỗ Đức Dục.

Theo nhiều môi giới bất động sản, shophouse mang thương hiệu Vimefulland được giới đầu từ săn lùng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhiều khách hàng lại cảm thấy khá e ngại khi xuống tiền bởi các dự án nói trên đều liên tục vướng lùm xùm.

Có thể kể đến như, vào cuối năm 2017, dự án shophouse Belleville B4 Nam Trung Yên có dấu hiệu biến tướng thành mô hình nhà ở và bán ra với tiểu xảo chênh lệch giá.

Hàng trăm căn biệt thự, liền kề tại dự án The Eden Rose (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) chỉ được duyệt xây 3 tầng, nhưng chủ đầu tư Vimefulland đã tự xây sai quy hoạch thêm tầng tum, bán cho khách nhà 4 tầng. Thậm chí, nhiều khách hàng còn bày tỏ không muốn nhận bàn giao nhà tại dư ạ́n The Eden Rose.

Dự án Iris Garden cũng từng vướng nghi vấn thi công khi chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý, thậm chí chủ đầu tư còn tiến hành rao bán dự án, nhận tiền đặt cọc của khách hàng một cách rầm rộ trên thị trường.

Thâu tóm nhiều đất vàng tại trung tâm Hà Nội

Ngoài các dự án khủng nói trên, trong những tháng gần đây, Vimefulland đã có nhiều thương vụ hợp tác đầu tư, thâu tóm nhiều lô đất vàng khiến giới địa ốc xôn xao. Trong đó, nổi bật là Vimedimex Group đã thâu tóm thêm 3 khu đất vàng ở khu đô thị Ciputra để phát triển các chung cư cao tầng, biệt thự, condotel…

Thâu tóm 3 khu đất vàng, Vimedimex Group nhồi thêm nhà cao tầng vào KĐT Ciputra.

Theo đó, Vimedimex Group đã mua lại lô đất TM01 rộng gần 20.000 m2 có chức năng thương mại - dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp; đặt cọc để mua các lô đất ký hiệu CT05, CT06 có tổng diện tích 59.629 m2, nằm gần lô TM01.

Giai đoạn 2015 – 2017, tập đoàn này bắt đầu thâu tóm và triển khai hàng loạt dự án. Có thể kể tới như dự án Belleville Hà Nội tại quận Cầu Giấy với diện tích 1,57ha; Dự án Emerald Center Park tại quận Nam Từ Liêm với diện tích 1,9ha; Dự án The Eden Rose tại huyện Thanh Trì với diện tích 8ha; Dự án Bel Air Hà Nội tại quận Nam Từ Liêm với diện tích 2,5ha; Dự án Palatium Mari Resort tại Đà Nẵng với diện tích 177,2ha; Dự án Annecy Garden quận Hoàng Mai với diện tích 25ha; Dự án The Grand Sevilla tại quận Hai Bà Trưng với diện tích 54,5ha; Dự án Torre Agbar Parkview tại quận Hoàng Mai với diện tích 1,68ha.

Hầu hết là những dự án do Vimedimex Group mua lại hoặc liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư. Đơn cử như khu nhà thấp tầng Belleville Hà Nội do Công ty Bắc Từ Liêm liên doanh với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội phát triển; Hay chung cư The Emerald Emerald do Công ty BĐS Mỹ Đình (công ty con Vimedimex Group) hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển nhà Hà Nội để phát triển.

Theo giới thiệu của Vimedimex Group, sau 2 năm triển khai các dự án BĐS trên địa bàn Hà Nội đơn vị này đã cung cấp ra thị trường 5044 căn hộ chung cư và 968 căn biệt thự, mang về doanh thu 10.577 tỷ đồng.

Là một tên tuổi kín tiếng trên thị trường, Vimedimex Group khiến giới địa ốc ngỡ ngàng. Thậm chí, có nhiều ý kiến cho rằng, có những thế lực "chống lưng" cho các dự án tai tiếng của Vimefulland.

Điển hình như tại dự án The Eden Rose với việc xây dựng sai quy hoạch đã tồn tại từ lâu, hiện các khu liền kề và biệt thự đã bán gần hết nhưng chính quyền xã Thanh Liệt và huyện Thanh Trì không hề có động thái xử lý các vi phạm TTXD của dự án để cho chủ đầu tư thực hiện các hạng mục xây dựng sai phép một cách công khai, đến thời điểm này các hạng mục sai phép đã được chủ đầu tư hoàn thành.

Vimefulland là miếng bánh chia nhau của nhiều đại gia ẩn mình?

Vimedimex Group được thành lập ngày 13/4/2009, hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, do 5 cổ đông tổ chức và 1 cổ đông cá nhân sở hữu. Điều đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Loan, được xem là bà chủ của tập đoàn ngành dược này đến nay lại không còn sở hữu cổ phần nào ở Vimedimex Group. Nhưng theo một số nguồn tin tin cậy thì bà Loan vẫn là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở tập đoàn này.

Bà Nguyễn Thị Loan (giữa), người đàn bà quyền lực tại Vimedimes

Khi mới thành lập, Vimedimex Group có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Dù có đến 8 cổ đông sáng lập, gồm có 5 tổ chức và 3 cá nhân. Nhưng đa phần đều do nhóm 3 cá nhân là người từ Vimedimex (VMD) là bà Nguyễn Thị Loan (Chủ tịch VMD), ông Trần Văn Kỳ (thành viên HĐQT VMD) và ông Nguyễn Tiến Hùng (Phó chủ tịch VMD) sở hữu.

Trong đó nhóm công ty bà Nguyễn Thị Loan đại diện gồm Công ty TNHH BĐS Vimedimex Hòa Bình (1%), CTCP Đầu tư và Phát Triển Hòa Bình (8%); nhóm công ty do ông Trần Văn Kỳ đại diện là Công ty BV Pharma (10,6%), Công ty CP Kinh doanh vàng quốc tế (18%); Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex (10%) do ông Nguyễn Tiến Hùng đại diện; và 3 cá nhân là bà Nguyễn Thị Loan sở hữu 7,6%, ông Trần Văn Kỳ sở hữu 7,4% và ông Nguyễn Tiến Hùng sở hữu 7,4%. Ông Trần Văn Kỳ hiện đang là ông chủ chuỗi dự án BĐS Hateco như Hateco Hoàng Mai, Hateco Apolo (Nam Từ Liêm), Hateco Laroma (Láng Hạ), Hateco Green Park (Mỹ Đình), Hateco Green City (Xuân Phương)…

Năm 2012, Vimedimex Group có sự thay đổi về cơ cấu sở hữu. Theo đó, ông Trần Văn Kỳ nâng tỷ lệ sở hữu lên 22,4% và bà Loan sở hữu 22,6%

Đến đầu năm 2015, ở lần thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 9 bà Nguyễn Thị Loan đã nâng tỷ lệ sở hữu Vimedimex Group lên 45%, và ông Trần Văn Kỳ không còn nắm cổ phần nào.

Theo đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 19 ngày 01/11/2018, bà Nguyễn Thị Loan, ông Trần Văn Kỳ không còn nắm giữ cổ phần tại Vimedimex Group

Sau đó, Vimedimex Group liên tục có những thay đổi về cổ đông, đáng chú ý là ở lần thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 11 vào tháng 4/2015 thì xuất hiện Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm thay Công ty CP Đầu tư kinh doanh vàng quốc tế sở hữu 18% tại đơn vị này. Công ty CP bất động sản Hồ Gươm có trụ sở tại số 83 Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) do ông Quản Xuân Dũng là người đại diện pháp luật.

Đầu năm 2017, vốn điều lệ của Vimedimex đã tăng lên 2.400 tỷ đồng, lúc này bà Loan nắm giữ 46%, BĐS Hồ Gươm nắm 18%... Đến những tháng cuối năm 2017, Vimedimex tiếp tục có sự biến động về cơ cấu sở hữu, bà Nguyễn Thị Loan không còn nắm giữ cổ phần nào và BĐS Hồ Gươm nâng tỷ lệ sở hữu lên 21%.

Mai Anh

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.