Nữ điều dưỡng xinh đẹp 22 lần hiến máu cứu người

Với 18 năm công tác, Võ Thị Vân (SN 1978), Điều dưỡng viên BVĐK Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã 22 lần hiến máu, dành lại sự sống cho người bệnh. Đây là một hành động đẹp, có sức lan tỏa lớn, khiến dư luận vô cùng ngưỡng mộ, bởi một giọt máu cho đi, vạn nụ cười ở lại.

BVĐK Hồng Lĩnh, nơi Võ Thị Vân công tác

22 lần hiến máu cứu người

Tốt nghiệp Trường Trung cấp Y tế Hà Tĩnh năm 2001, nữ điều dưỡng Võ Thị Vân được điều động về công tác tại Khoa Nội Đông Y, Bệnh viện Đa khoa Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Với tuổi thanh xuân căng tràn nhựa sống, với dòng máu nhiệt thành của tuổi trẻ, ngay từ khi mới ra trường, Vân đã tham gia phong trào hiến máu tình nguyện do Thị Đoàn Hồng Lĩnh phát động.

Làm việc trong môi trường bệnh viện, bắt gặp nhiều cảnh ngộ éo le, chứng kiến nhiều trường hợp nguy cấp có thể ảnh hưởng đến tính mạng, đã thôi thúc nữ điều dưỡng mạnh dạn, tiên phong trong hoạt động cho máu cứu người.

Đặc biệt từ năm 2017 lại nay, khi Võ Thị Vân được chuyển sang làm việc tại Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa Hồng Lĩnh. Đây là môi trường và là khoảng thời gian để Vân tiếp xúc và chia sẻ giọt máu của mình cho rất nhiều bệnh nhân đứng giữa ranh giới về sự sống và cái chết.

Nhìn nét mặt rạng rỡ, nụ cười phúc hậu, ít ai có thể ngờ rằng, cô điều dưỡng xinh đẹp lại có thành tích hiến máu đến “kỷ lục” như thế. Với 18 năm công tác, Võ Thị Vân đã 22 lần hiến máu, trong đó 20 lần trực tiếp cho máu bệnh nhân. Đây là một hành động đẹp, có sức lay động rất lớn, khiến dư luận vô cùng ngưỡng mộ, bởi một giọt máu cho đi, có thể giữ được hàng vạn nụ cười ở lại.

Chia sẻ với Infonet, nữ điều dưỡng cho biết, nhóm máu O không phải là nhóm máu hiếm, ở thị xã Hồng Lĩnh, ngân hàng máu sống khá dồi dào. Tuy nhiên, do thường xuyên có mặt tại bệnh viện để trực, hơn nữa nhiều trường hợp cấp cứu lại xảy ra vào đêm khuya, việc huy động ngân hàng máu sống sẽ bất tiện, hoặc gọi máu từ TP. Vinh (Nghệ An) đưa vào sợ không kịp.

Nữ điều dưỡng 22 lần dành giật sự sống cho người bệnh

“Nhiều khi đang ở nhà mà có trường hợp cấp bách, cần chuyền máu thì cơ quan gọi lên. Nhưng chủ yếu là vào ca trực, bác sỹ thông báo bệnh nhân cấp cứu, cần chuyền máu, thì em sẵn sàng cho vậy thôi”, Vân tâm sự.

Nói về lần đầu cho máu người bệnh, Vân không nhớ rõ lắm là từ bao giờ và trong hoàn cảnh nào. Chỉ biết rằng, xuất phát từ những trường hợp nguy cấp, nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng ảnh hưởng đến tính mạng thì giúp đỡ họ.

Nữ điều dưỡng cho biết, thông thường mỗi lần cho là 01 đơn vị máu (tương đương 250 ml). Có người nhận được hai lần, hôm nay cho rồi, hôm sau lại cho tiếp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nữ điều dưỡng cho đến 02 đơn vị máu (tương đương 500ml). Người nhận được “đặc ân” này là chồng của một đồng nghiệp. Anh này bị xơ gan, nằm điều trị tại Khoa Ngoại BVĐK Hồng Lĩnh vào vào tháng 7/2018.

Ai cũng sẽ làm như vậy cả

“Trường hợp khiến Vân nhớ mãi là một giáo viên trên địa bàn thị xã, cô là vợ của một đồng nghiệp. Hôm đó, sản phụ đến Bệnh viện sinh cháu thứ 2, cả nhà cũng chủ quan chờ đẻ thường. Đến khi bị băng huyết thì hoảng loạn cả lên, anh chồng mặt xanh như tàu lá. Lúc đó em đang trực nên đã kịp thời cho máu, cấp cứu qua cơn nguy kịch”, Vân nói.

Theo Vân, có lần vào khoảng 11h đêm, gia đình đã đi ngủ cả rồi, một sản phụ là giáo viên Trường THPT Hồng Lĩnh bị băng huyết. Lúc này Phó Giám đốc Bệnh viện gọi lên, cho máu cấp cứu xong rồi về.

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

Có trường hợp cách đây vài năm, một người đan ông quê Khánh Lộc (Can Lộc), do mâu thuẫn rồi đánh nhau, bị chém ở ngoài ruộng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Họ trình bày là do máy cày chọc nhằm nhưng người nhà chưa biết. Có cùng nhóm máu, lại trong tình trạng nguy kịch nên cũng cho luôn.

Nói về “cái duyên” với “nghề” cho máu, Vân chia sẻ: “Đây là một việc hết sức bình thường, gặp những hoàn cảnh nguy kịch thì không những em mà bất kỳ ai cũng làm như thế cả. Em cho quen rồi, sau mỗi lần cho em cảm thấy bình thường nên lại cho tiếp”.

“Những gia đình có điều kiện thì họ đi tuyến Trung ương, còn bệnh nhân nằm viện ở đây là những người rất hoàn cảnh, gia đình nghèo khó. Trong khi đó, một đơn vị máu từ TP. Vinh (Nghệ An) đưa vào phải mất 1,3 triệu đồng, tương đương với hai tạ thóc. Mình làm vậy sẽ giảm một phần chi phí cho người bệnh, tội họ lắm”, vừa nói Vân vừa nhìn vào khoảng không xa xăm.

Chia sẻ về vấn đề sức khỏe sau mỗi lần cho máu, nữ “chuyên gia cho máu” cho biết: “Sau mỗi lần cho máu, chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 10 phút là em có thể trở lại làm việc bình thường. Bởi vì hầu như việc cho máu đều diễn ra trong quá trình đi trực tại bệnh viện”. 

“Đang đi làm, cần máu thì họ gọi, còn ở nhà thì em đến cho xong chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 10 phút là đi về bình thường. Trước đây em chỉ 54 kg mà sau nhiều lần cho máu, giờ tăng lên 62 kg rồi, cho mà lại được anh ạ”, Vân cười rất thoải mái.

Võ Thị Vân là người phụ nữ duy nhất được tặng Bằng khen

“Nhiều người nói, Vân càng cho máu càng béo. Em cũng đùa lại rằng, cho máu thì em không tiếc nhưng quần áo thì nhanh chật quá, mặc không vừa nữa”, Vân vui vẻ.

Mặc dù là điển hình về ngân hàng máu sống (hiến máu trực tiếp khi người bệnh cần) tại thị xã Hồng Lĩnh, nhưng hoàn cảnh sống của gia đình Vân hết sức khó khăn. Ngoài thời gian trực theo quy định của Bệnh viện, nữ điều dưỡng lại nhận trực thay đồng nghiệp để kiếm thêm thu nhập nuôi hai con ăn học.

Nhằm biểu dương tinh thần người tốt việc tốt, ngày 7/6/2919, ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký Quyết định số 1696/QĐ-UBND tặng Bằng khen cho nữ điều dưỡng Võ Thị Vân vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện. Đây là điển hình về ngân hàng máu sống (hiến máu trực tiếp khi người bệnh cần).

Trần Hoàn

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !