Lý do không ngờ khiến hạm đội tàu sân bay Trung Quốc trở nên "vô dụng"

Giới chuyên gia quân sự nhận định, sự thiếu hụt phi công hải quân có thể khiến tham vọng đưa hạm đội tàu sân bay Trung Quốc bước vào giai đoạn trực chiến trở nên xa vời.

Tàu sân bay thứ hai nhưng là tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc mang tên Sơn Đông đã chính thức gia nhập lực lượng hải quân vào ngày 17/12. Điều đó có nghĩa hải quân Trung Quốc cần thêm ít nhất 70 phi công cùng nhiều sĩ quan hàng không hỗ trợ để vận hành tàu sân bay.

Dànchiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Tuy nhiên. kế hoạch mở rộng hạm đội tàu sân bay lên 5 - 6 tàu và việc áp dụng những công nghệ tiên tiến hơn trên các tàu khiến nhu cầu đào tạo thêm nhiều phi công hải quân trở nên cấp bách hơn trong tương lai.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khởi xướng những nỗ lực hiện đại hóa sâu rộng trong mọi lực lượng thuộc quân đội quốc gia đồng thời nhấn mạnh, “sự cần thiết của việc xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh là quan trọng hơn bao giờ hết”.  

Ông Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore cho rằng, có một nút thắt trong hoạt động tuyển dụng và huấn luyện phi công đối với lực lượng hải quân Trung Quốc.

“Hàng không hải quân trên tàu sân bay vẫn là lĩnh vực còn tương đối xa lạ đối với quân đội Trung Quốc, trong khi chính phủ đang  thôi thúc tăng quy mô tuyển dụng và đào tạo nhằm hoàn thành các chỉ thị hàng đầu về xây dựng tàu sân bay có khả năng chiến đấu”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Koh. 

Trên thực tế, chương trình đào tạo phi công quân sự của Trung Quốc vẫn đang phát triển nhất là khi lực lượng hàng không hải quân mới chỉ được thành lập vào tháng 5/2013.

Chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh được đưa vào biên chế hồi tháng 9/2012, nhưng tới tận hai tháng sau, tiêm kích J-15mới có thể hạ cánh thành công xuống tàu sân bay. Trong khi đó, cuộc hạ cánh vào ban đêm đầu tiên không được báo chí Trung Quốc đưa tin cho đến tháng 5/2018, tức gần 4 năm sau sự kiện.

Trong khi đó, dường như Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian hơn để đào tạo phi công lái trực thăng. Cụ thể, lần hạ cánh thành công đầu tiên diễn ra vào tháng 11/2018, theo Đại học Hàng không Hải quân Trung Quốc. Đợt hạ cánh ban đêm đầu tiên cũng mới chỉ diễn ra vào tháng Sáu năm nay.

Điều đáng nói là nhiều vụ tai nạn xảy ra trong quá trình huấn luyện lại bị Trung Quốc bưng bít nhằm tránh gây tư tưởng hoang mang cho các học viên.

Cụ thể, vài ngày sau sự kiện Trung Quốc kỷ niệm 70 năm Quốc khánh cùng màn diễu binh quy mô lớn ở thủ đô Bắc Kinh vào ngày 1/10, 3 phi công đã thiệt mạng sau vụ tai nạn liên quan tới trực thăng vận tải ở tỉnh miền trung Hà Nam.

Chỉ 8 ngày sau, một vụ tai nạn khác xảy ra ở cao nguyên Tây Tạng khi một chiếc tiêm kích J-10 bay huấn luyện tầm thấp và đâm vào một ngọn núi. Phi công được cho đã may mắn thoát chết.

“Những tổn thất trong chương trình huấn luyện phi công hoạt động trên tàu sân bay Trung Quốc bao gồm số người bị thương và thiệt mạng khi làm nhiệm vụ thường không được quân đội nước này công bố”, ông Koh nói.

Tuy nhiên, ông Li Jie, một chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh lại cho rằng dù hải quân Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt phi công, song vấn đề này có thể được giải quyết trong vòng 2 – 3 năm tới.

“Số lượng máy bay chiến đấu trên tàu sân bay hiện không đủ cùng thời gian cần thiết để đào tạo phi công hải quân khá dài là lý do khiến Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu phi công hải quân. Nhưng khi Trung Quốc ngày càng chú trọng đến hoạt động đào tạo và huấn luyện, vấn đề sẽ dần được giải quyết”, ông Lin nhấn mạnh. 

Hiện tại, Đại học Hàng không hải quân Trung Quốc, cơ quan phụ trách đào tạo cho các phi công hải quân tương lai, đang phối hợp với 3 đại học hàng đầu là Peking, Tsinghua và Beihang để tuyển dụng và huấn luyện đội ngũ phi công tương lai.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: Lý do không ngờ khiến hạm đội tàu sân bay Trung Quốc trở nên vô dụng tàu sân bay Sơn Đông tàu sân bay Liêu Ninh phi công hải quân trung quốc tiêm kích J-15 quân đội trung quốc huấn luyện phi công

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !