Ngày thứ 2 kỳ họp ĐHĐ LHQ: Chiến tranh, hòa bình và vị khách bất ngờ

Ngày 25/9, kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bước vào ngày chính thức thứ hai. Gần 40 lãnh đạo thế giới và Bộ trưởng Ngoại giao các nước đã phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ.

Rất nhiều quan chức đã đề cập đến “những bóng mây” che phủ của các cuộc xung đột trên khắp thế giới và giải pháp kiến tạo hòa bình. Dưới đây là  một số sự kiện chính diễn ra trong ngày thứ hai của kỳ họp:

Bên trong trụ sở Liên Hợp Quốc tại New york. Ảnh: Sputnik

Ukraine

Ngày thứ hai của kỳ họp ĐHĐ LHQ được coi là một ngày tranh luận khá gay gắt, mở đầu bằng bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky. Phát biểu từ bục khán đài, ông Zelensky không đề cập đến “scandal” chính trị của chính quyền Tổng thống Trump mà ông có liên quan. Vài tiếng trước bài phát biểu của ông Zelensky, Hạ viện Mỹ đã tiến hành điều tra luận tội đối với ông Trump về cuộc điện đàm giữa ông và Zelensky hồi tháng Bảy.

Tổng thống Ukraine tập trung vào cuộc nội chiến “âm ỉ” đang diễn ra ở Ukraine suốt 5 năm qua và thề sẽ chấm dứt tình trạng xung đột mà “không mất đi một mạng sống nào của người dân Ukraine”.

“Lấy lại toàn bộ lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine là mục tiêu hàng đầu của tôi, nhưng nó sẽ không phải trả giá bằng bất kỳ mạng sống nào của người dân”, ông khẳng định.

Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ Kiev, và cho rằng “không có cái gọi là cuộc chiến của một ai đó”.

Tổng thống Ukraine Zelensky phát biểu tại LHQ. Ảnh: Ukrinform

Iran

Về phần mình, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo về mối nguy hiểm của cuộc xung đột tại Vịnh Ba Tư khi cho rằng an ninh khu vực có thể “sụp đổ” chỉ bởi một “sai lầm ngớ ngẩn”. “Khu vực của chúng ta đang trên bờ vực sụp đổ, chỉ cần một hành động sai lầm cũng có thể gây ra một vụ cháy cực lớn”, ông nói.

Với việc trình bày Sáng kiến Hòa bình Hormuz (HOPE) nhắm tới tất cả các quốc gia vùng Vịnh, Tổng thống Iran khẳng định an ninh chỉ có thể được đảm bảo bởi tất cả các quốc gia trong khu vực, chứ không phải thông qua việc can thiệp hay “chủ nghĩa khủng bố kinh tế nhẫn tâm” của Mỹ.

Cáo buộc Washington là “cướp biển quốc tế” khi Mỹ đơn phương tái áp đặt trừng phạt với Iran sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2018, ông Rouhani quả quyết rằng Tehran sẽ không bao giờ đàm phán với “một kẻ thù bắt Iran phải đầu hàng bằng vũ khí của sự nghèo đói”.

Phát biểu tại ĐHĐ LHQ, Tổng thống Rouhani đưa ra lời kêu gọi trực tiếp tới Washington “hãy ngừng các lệnh cấm vận để mở đường cho việc bắt đầu đàm phán”.

Iraq

Tổng thống Iraq Barham Salih đề nghị hình thành một tổ chức để thúc đẩy an ninh và hội nhập kinh tế trong khu vực, bắt đầu bằng việc khôi phục từ cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố IS.

“Chúng ta có thể thay đổi đất nước từ tình trạng bạo lực và một bãi chiến trường thành một trung tâm kinh tế của khu vực. An ninh của khu vực phụ thuộc vào mối quan hệ láng giềng tốt giữa Iraq và các quốc gia xung quanh”, ông Salih khẳng định.

Lãnh đạo Iraq cũng chỉ ra rằng sự đa dạng về tôn giáo và sắc tộc ở Iraq là minh chứng cho thấy quốc gia này là thích hợp nhất để trở thành điểm thu hút về kinh tế tại Trung Đông.

Lebanon

Tổng thống Lebanon Michel Aoun kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh nỗ lực đưa người di cư Syria trở về nước. Ông chỉ ra rằng “dòng chảy” người nhập cư Syria là một “gánh nặng” với  nền kinh tế Lebanon và đưa họ về nhà là trách nhiệm của quốc tế, cần phải được giải quyết ngay lập tức. Ông cũng cho hay Lebanon sẽ hợp tác với chính phủ Syria để tiếp tục hối thúc người dân Syria tình nguyện trở về đất nước họ.

Ông Aoun cho biết khoảng 250.000 người tị nạn đã quay trở về Syria từ Lebanon và “không có thông tin cho thấy bất kỳ ai bị ngược đãi hay đối xử tệ bạc”.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas, vị khách bất ngờ tại ngày thứ 2 của kỳ họp. Ảnh: UN Web TV

Đức

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã bất ngờ xuất hiện tại khán đài của cuộc họp ĐHĐ LHQ hôm qua (25/9), dù lịch trình phát biểu của ông Maas được sắp xếp vào thứ Sáu (27/9). Hiện chưa có lý do nào được đưa ra để giải thích cho việc thay đổi chương trình này.

Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Đức kêu gọi Iran tham gia đàm phán với Mỹ và nói thêm rằng các cuộc đối thoại chỉ có thể diễn ra nếu “không có một điều kiện phi thực tế nào được đưa ra trước khi bắt đầu đàm phán”.

Ông cũng kêu gọi Tehran tuân thủ các điều khoản mà nước này đã ký kết tại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và “đáp lại tương ứng” những nỗ lực của châu Âu để có thể “đưa ra một giải pháp ngoại giao, tích cực”.

Ông Maas đưa ra bình luận đối ngược với Tổng thống Trump, người cho rằng tương lai phụ thuộc vào “những người yêu nước chứ không phải các nhà toàn cầu hóa”.

Ngoại trưởng Đức cũng đề cập đến biến đổi khí hậu khi cho hay nếu như mọi người trên thế giới không được cung cấp những tài nguyên cơ bản như nước sạch, thì các cuộc chiến tương lai sẽ là “chiến tranh khí hậu”.

Tuệ Minh (lược dịch)
Từ khóa: kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lãnh đạo thế giới Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Tổng thống Ukraine Zelensky

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !