Kho hạt nhân chỉ để “trưng bày” của Israel liệu có “dọa” được Iran?

Israel là quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân tương đối “khủng”, nhưng Mỹ cho rằng chỉ là hàng “trưng bày” mang mục đích chính trị, không đe dọa được Iran.

Theo Sina, trước động thái của Iran về việc bơm khí uranium vào 1.044 máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân Fordow hồi đầu tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu cảnh báo rằng, Israel sẽ không bao giờ để Iran tạo ra vũ khí hạt nhân. Cộng đồng quốc tế đều biết Israel là một quốc gia “vũ khí hạt nhân chìm", nhưng Israel có bao nhiêu vũ khí hạt nhân? Những vũ khí hạt nhân này mạnh đến mức nào và có thể tấn công được Iran hay không? Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi, ảnh hưởng đến cán cân quyền lực ở khu vực Trung Đông.

Theo báo cáo của tạp chí National Interest, Tel Aviv luôn “quảng bá” Israel sở hữu vũ khí hạt nhân và sẽ không ngần ngại sử dụng khi Israel đối mặt những đe dọa nghiêm trọng. Quy mô kho vũ khí hạt nhân của Tel Aviv ước tính có từ 80 đến 300 vũ khí hạt nhân, nó có khả năng vượt qua kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Israel có từ 80 đến 300 vũ khí hạt nhân, nó có khả năng vượt qua kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Nguồn: Sina

Lực lượng hạt nhân của Israel có 2 phương thức tấn công

Lực lượng hạt nhân Israel chủ yếu có hai phương pháp tấn công, thứ nhất là sử dụng máy bay để ném bom hạt nhân, thứ hai là sử dụng tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Từ những năm 1970, Israel đã sở hữu bom hạt nhân, trong Chiến tranh Ả Rập-Israel 1973, khi quân đội Ai Cập và Syria tấn công Israel, Israel đã điều động một phi đội 8 máy bay chiến đấu F-4 mang theo bom hạt nhân. Thủ tướng Israel khi đó đưa ra một cảnh báo cứng rắn rằng Israel sẵn sàng thả bom hạt nhân ở Cairo và Damascus một khi quân đội Ả Rập phá vỡ hệ thống phòng thủ của Israel.

Về phương diện tàu ngầm, Israel sở hữu đội ngũ tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân tương đối mạnh mẽ, tổng cộng khoảng 9 tàu. Các tàu ngầm của Israel chủ yếu được nhập khẩu từ Đức. Từ những năm 1970, Đức đã hỗ trợ cho Israel 2 tàu ngầm 209 loại lớn, được đặt tên là lớp Dolphin, năm 1994 tiếp tục hỗ trợ 50% chi phí chế tạo tàu thứ 3. Từ năm 1998 - 2000, 3 tàu ngầm lớp Dolphin bao gồm: tàu Dolphin, Leviathan và Tequuma đã lần lượt được Israel đưa vào hoạt động.

Tàu ngầm lớp Dolphin mang vũ khí hạt nhân là “át chủ bài” của Israel. Nguồn: Sina

Tàu ngầm lớp Dolphin có lượng giãn nước 1.900 tấn, dài 57 m, trang bị 6 ống phóng ngư lôi thông thường và 4 ống phóng siêu lớn cỡ 650 mm, rất hiếm thấy trong các tàu ngầm hiện đại. Một số chuyên gia cho rằng các ống phóng ngư lôi lớn như vậy có thể chứa các tên lửa hành trình đặc biệt lớn (SLCM) phóng từ tàu ngầm, tên lửa đủ lớn để mang đầu đạn hạt nhân.

Năm 2000, Israel thử nghiệm thành công tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân ở Ấn Độ Dương, tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly khoảng 1.500 km. Giới quan sát các nước cho rằng, đây là bản cải tiến của tên lửa hành trình không đối không cận âm, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân 200 kiloton. Ngoài ra, Israel còn có tên lửa tầm trung “Jericho III” (ước tính đạt cự ly khoảng 5,5 nghìn km) có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

Sau này, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tiếp tục mua ba tàu ngầm  lớp Dolphin 2 từ Đức, Thủ tướng Đức Merkel được cho là đã đồng ý bán tàu ngầm cho Israel để đổi lấy chính sách ôn hòa hơn của Israel đối với người Palestine. Hai tàu ngầm Dolphin-2 đầu tiên là phiên bản nâng cấp của tàu lớp Dolphin, chủ yếu bổ sung hệ thống AIP, áp dụng thiết kế mới nhất của tàu ngầm lớp 212 của Đức, 2 tàu này được đặt tên là Crocodile và Rahav.

Tháng 1/2019, Hải quân Israel tuyên bố, tàu ngầm thứ 3 lớp Dolphin-2 của Israel đang được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Kirchovaz Deutsche (HDW) của Đức. Tàu ngầm này được đặt tên là INS Dragon.

Tàu ngầm lớp Dolphin-2 có khả năng răn đe mạnh mẽ ở khu vực Địa Trung Hải. Nguồn: Sina

Lực lượng hạt nhân của Israel chỉ mang mục đích chính trị

Từ trước đến nay, do có mối quan hệ đặc thù với Mỹ, Israel tương đối “lạc lõng” ở Trung Đông và luôn lo lắng rằng một ngày nào đó, các đối thủ sẽ tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu để tiêu diệt kho hạt nhân của Israel. Và trước khi tiến hành tấn công, sẽ tiêu diệt toàn bộ máy bay của Israel, các quốc gia này bao gồm Syria, Iraq và Iran – quốc gia có phía Nam giáp với Trung Đông. Điều này làm cho số lượng bom hạt nhân của Israel chỉ “để trong kho” chứ không mang ra sử dụng thực chiến.

Còn về lực lượng tàu ngầm, các rào cản địa lý đã làm suy yếu khả năng hạt nhân của Israel trên biển. Hiện nay, mục tiêu lớn nhất của Israel là Iran, mặc dù, khoảng cách từ căn cứ tàu ngầm của Israel ở biển Địa Trung Hải đến Iran chỉ khoảng 1.500 km, tuy nhiên, các tên lửa phải bay qua Syria và Iraq, thời gian khoảng hơn 1 giờ đồng hồ mới tới lãnh thổ Iran, điều này là một thách thức lớn đối với Israel.

Kho vũ khí hạt nhân Israel không có khả năng đe dọa Iran nếu không được Mỹ hỗ trợ. Nguồn: Sina

Nếu như tấn công từ Vịnh Ba Tư, các tàu ngầm của Israel sẽ phải đi qua Kênh đào Suez (do Ai Cập kiểm soát), đây cũng là một thách thức với Israel. Do đó, để có thể bố trí tàu ngầm ở phía Nam Iran, Israel cần có sự hợp tác và hỗ trợ hậu cần từ các quốc gia Trung Đông khác, nhưng sự hợp tác và hỗ trợ hậu cần như vậy khó có thể xảy ra.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng, các tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu ngầm của Israel không có khả năng tấn công thực tế, mặc dù là cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân ở Trung Đông, nhưng khả năng răn đe vũ khí hạt nhân của Israel chỉ dùng vào mục đích chính trị hơn là mục đích quân sự. Khả năng thực chiến của kho vũ khí hạt nhân Israel không có khả năng đe dọa Iran nếu không được Mỹ hỗ trợ.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: kho hạt nhân Israel vũ khí hạt nhân Israel Iran vũ khí hạt nhân Mỹ tình hình Trung Đông

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !