Theo chân khách xứ kim chi tìm hiểu thực hư tour siêu rẻ ở Việt Nam

Phóng viên đã đi theo một đoàn tour Hàn Quốc tham quan miền Trung trong vai trò là người “học việc" vị trí hướng dẫn viên để tìm hiểu thực, hư câu chuyện tour giá rẻ, hay còn được gọi là tour khép kín, dành cho du khách Hàn Quốc.

Trong thời gian gần đây, chủ đề tour 0 đồng, tour siêu rẻ hay tour khép kín dành cho khách Hàn Quốc đi du lịch miền Trung được đề cập nhiều trên các kênh truyền thông và mạng xã hội, thu hút sự chú ý của những người quan tâm đến lĩnh vực du lịch ở Việt Nam.

Theo các thông tin này, khách Hàn Quốc đến du lịch tại các địa phương miền Trung từ các đơn vị lữ hành của Hàn Quốc; họ lưu trú, ăn uống và mua sắm tại những cơ sở phần lớn đều do người Hàn Quốc làm chủ.

Một vòng tròn khép kín, dòng tiền từ du khách Hàn Quốc lại chảy ngược về với xứ sở kim chi. Đáng lo ngại hơn, việc các đơn vị lữ hành Hàn Quốc móc nối với nhiều doanh nghiệp lữ hành ở địa phương để hợp thức hóa thủ tục pháp lý, chào bán tại nước này những tour du lịch giá rẻ và siêu rẻ.

Đoàn khách Hàn Quốc nghe thuyết minh tại Kinh thành Huế, thành phố Huế. Ảnh: Nhân Tâm

Đánh vào tâm lý khách Hàn Quốc

Theo lời hẹn của cô hướng dẫn viên người Việt, 8 giờ sáng ngày thứ Sáu tôi có mặt tại khách sạn Golden Bay Đà Nẵng để chuẩn bị theo tour. Khoảng 11 giờ đêm trước đó, cô đã đón đoàn khách Hàn Quốc tại sân bay quốc tế Đà Nẵng và đưa về khách sạn – nơi đang đón rất nhiều khách du lịch đến từ xứ sở kim chi.

Khoảng 8 giờ 30, xe xuất phát. Lúc này trên xe có 11 khách Hàn Quốc bao gồm trưởng đoàn, 1 cô hướng dẫn viên người Việt và tôi (trong vai trò là học việc của cô hướng dẫn viên). Xe chạy đến Khách sạn Grandvrio City Đà Nẵng để đón thêm một nhóm 6 khách Hàn Quốc nữa.

Điểm đến đầu tiên là Khu du lịch Sun World Bà Nà Hills. Tại đây, cô hướng dẫn viên chỉ mua vé đi cáp treo tham quan cho 10 người khách với giá 700.000 đồng/khách. Cô tiết lộ tham quan Bà Nà là “dịch vụ option” (lựa chọn thêm, không có sẵn trong tour) và được bán với giá 40 đô la.

“Nhóm 6 khách kia không mua dịch vụ này vì có lẽ họ biết được tự mua sẽ rẻ hơn”, cô nói và cho biết thêm anh trưởng đoàn Hàn Quốc đã cấm nhóm 6 người này tự mua vé rồi theo đoàn lên Bà Nà. Sau khi thuyết minh khoảng 5 phút, anh trưởng đoàn để cho nhóm khách Hàn Quốc tự tham quan khu du lịch và hẹn 2 giờ đồng hồ sau có mặt tại điểm hẹn để xuống núi.

Sau khi ăn trưa với giá 100.000 đồng/suất, đoàn di chuyển đi đến thành phố Huế. Khi đến đỉnh đèo Hải Vân, đoàn dừng lại để vào một quán bên đường uống nước và mua sắm. Khi đoàn rời đi, một anh nhân viên cửa hàng đã đưa tiền hoa hồng cho cô hướng dẫn viên. Số tiền này sau đó được chia lại cho anh trưởng đoàn theo tỷ lệ thỏa thuận.

Khi đến Huế, đoàn khách ở lại 1 ngày 1 đêm để tham quan Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng và lăng Khải Định. Trước đó, cô hướng dẫn viên đã liên hệ trước một người thuyết minh khi tham quan Kinh thành Huế. Thuyết minh viên này thường phải phù hợp với "yêu cầu" của trưởng đoàn, đó là biết cách nói chuyện vui vẻ, hoạt bát, biết kể những câu chuyện hậu cung của vua Minh Mạng và vua Khải Định có gắn kết với sản phẩm nước trái nhàu Noni được quảng bá giúp tăng cường sinh lực, nhằm lôi cuốn vào câu chuyện mua sắm sau này.

“Phần lớn khách Hàn Quốc thích nghe những câu chuyện thú vị, tham quan và mua sắm”, cô chia sẻ.

Mua sắm để bù lỗ

Chiều ngày thứ Bảy, đoàn về lại Đà Nẵng để mua sắm và nghỉ ngơi để Chủ Nhật vào Hội An tham quan. Trên đường đi, cô hướng dẫn viên chia sẻ với người viết rằng anh trưởng đoàn đã than thở tour đang bị lỗ vì khách không chịu mua sắm tại Huế cũng như sắp tới tại Hội An. Vì vậy, anh sẽ cố gắng đưa khách vào ít nhất 2 địa điểm mua sắm tại Đà Nẵng để bù lỗ.

Tuy nhiên, tại 2 cửa hàng này ở quận Sơn Trà (có ghi tiếng Việt và Hàn Quốc), cô hướng dẫn viên và tôi không được cho vào bên trong mà phải đứng chờ ở ngoài. Anh trưởng đoàn người Hàn Quốc trực tiếp dẫn đoàn khách vào mua sắm. Sau đó, anh trưởng đoàn đưa một khoản tiền hoa hồng cho cô hướng dẫn viên gọi là "thù lao".

“Đây là nguyên tắc của các đoàn khách Hàn Quốc có trưởng đoàn người bản địa”, cô nói và thông tin thêm rằng những cửa hàng được chọn để đưa khách đến mua sắm thường do người Hàn Quốc làm chủ.

Thông thường trong một tour khách Hàn Quốc, trưởng đoàn sẽ là người thuyết minh, kể chuyện trong khi hướng dẫn viên người Việt chỉ đóng vai trò là "seating guide". Ảnh: Nhân Tâm

Cô hướng dẫn viên kể, thông thường trưởng đoàn người Hàn Quốc sống tạm trú ở Việt Nam và nhận tour từ công ty đối tác ở Hàn Quốc. Họ sẽ nhận một khoảng “phí khoán” từ công ty đối tác này và thường là sẽ bị lỗ nếu không có mua sắm.

Vì vậy, mua sắm và nhận tiền hoa hồng là khoản thu nhập chính của những trưởng đoàn này cũng như hướng dẫn viên người Việt đi cùng. Cô chia sẻ trong mùa cao điểm cuối năm của khách Hàn Quốc, một tuần cô nhận từ 2-3 đoàn khách và đều có hành trình khá giống nhau. “Đoàn càng nhiều khách thì em có hoa hồng càng cao”.

Thêm một điều tôi rút ra sau chuyến “học việc” là trong suốt chuyến đi, người thuyết minh và kể chuyện về điểm đến là anh trưởng đoàn người Hàn Quốc chứ không phải cô hướng dẫn viên người Việt. Vai trò của cô chỉ là ngồi trên xe và thực hiện các thủ tục giao dịch tại các điểm đến như mua vé, gọi thức ăn…

Cô cho biết trong 5 năm qua hướng dẫn khách Hàn, những đoàn như trên rất phổ biến, và những người như cô được gắn cái mác “seating guide”.

Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị tổng kết du lịch Đà Nẵng 2019 hôm qua, 27-12, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, cơ quan này sẽ tham mưu quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú và hướng dẫn viên, trong đó tập trung quản lý hoạt động tour giá rẻ, chú trọng hậu kiểm đối với hoạt động lữ hành, lưu trú, hướng dẫn viên, vận chuyển du lịch. Sở Du lịch sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các thị trường khách trọng điểm Hàn Quốc, Trung Quốc đảm bảo môi trường du lịch lành mạnh.

Đà Nẵng sẽ đón 4 triệu khách quốc tế trong năm 2020

Tổng lượt khách tham quan, du lịch trong năm 2020 sẽ đạt 9,8 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế ước đạt 4 triệu lượt, theo Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng.

Trong năm 2019, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ ước đạt gần 6 triệu lượt khách, tăng 26% so cùng kỳ năm 2018; trong đó, khách quốc tế ước đạt gần 3,5 triệu lượt, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính đến tháng 12 năm 2019, có tổng cộng 35 đường bay quốc tế với tần suất 496 chuyến/tuần và 10 đường bay nội địa đến Đà Nẵng tần suất 662 chuyến/tuần. Trong 35 đường bay quốc tế có 22 đường bay thường kỳ với tần suất 463 chuyến/tuần và 13 đường bay thuê chuyến với tần suất 33 chuyến/tuần.

Nhân Tâm/TBKTSG Online

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?