Hơn 14.000 người dân tại Thái Nguyên sắp được chăm sóc sức khỏe nhãn khoa

​Sáng 23/5, dự án Phòng chống Mù lòa (Project BOM) Hàn Quốc đã khởi động chương trình “Cải thiện chăm sóc sức khỏe nhãn khoa tại cộng đồng thông qua sử dụng Hệ thống dữ liệu EYELIKE” tại Thái Nguyên.

 Đây là chương trình nhằm hướng tới sự cải thiện tốt hơn sức khỏe nhãn khoa của người dân tại cộng đồng thông qua sử dụng thiết bị chụp ảnh đáy mắt, qua đó giúp cán bộ y tế chẩn đoán, sàng lọc sớm các bệnh ở đáy mắt tại các trạm y tế nơi thiếu các bác sĩ chuyên khoa mắt.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết:

“Xuất phát từ mong muốn thay đổi một thực tế là có rất nhiều người dân ở các vùng miền còn thiếu thốn và khó tiếp cận với các cơ sở y tế, thiếu các thiết bị chẩn đoán sớm giúp ích cho việc điều trị các bệnh về mắt, sự ra đời của thiết bị chẩn đoán sức khỏe nhãn khoa di động và nền tảng chẩn đoán từ xa là kết quả của sự gặp gỡ giữa tinh thần yêu nhân loại to lớn của các giáo sư trường ĐH Yonsei với triết lý cống hiến cho xã hội của tập đoàn Samsung.

Tôi hi vọng rằng, thiết bị hỗ trợ thị lực EYELIKE sẽ góp phần giữ gìn sức khỏe nhãn khoa cho người dân tỉnh Thái Nguyên, giúp nhiều người duy trì được thị lực tốt một cách lâu dài để có thể nhìn thấy những người thân yêu trong gia đình, xung quanh mình và phong cảnh tươi đẹp của quê hương Thái Nguyên”

Trước đó, năm 2018, cùng với sự hỗ trợ từ Samsung, Dự án Phòng chống Mù lòa đã triển khai chương trình EYELIKE tại 22 trạm y tế tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Sau lễ khởi động ngày hôm nay, chương trình EYELIKE sẽ tiếp tục được triển khai tại Khoa Mắt - Bệnh viên Trung ương Thái Nguyên; Bệnh viện Mắt Thái Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ bao gồm Khoa Mắt và 15 trạm y tế thuộc Trung tâm. Các hoạt động của Dự án gồm: Đào tạo cho bác sĩ nhãn khoa tại Thái Nguyên; phát triển thiết bị; nâng cao năng lực cho bác sĩ tuyến xã về chăm sóc nhãn khoa và sử dụng thiết bị và chương trình dịch vụ sức khỏe nhãn khoa sử dụng hệ thống EYELIKE tại tuyến xã.

Theo kế hoạch, sau khi tập huấn về kỹ thuật sử dụng thiết bị chụp ảnh đáy mắt EYELIKE cho các bác sỹ tại Thái Nguyên vào 6/2019, Dự án sẽ tiến hành phân phối thiết bị EYELIKE cho các cơ sở y tế nói trên. Tổng kinh phí tài trợ thực hiện dự án là 89,300 USD (chưa bao gồm giá 18 thiết bị EYELIKE). Dự kiến sẽ có khoảng 14.000 người dân trên 50 tuổi tại Thái Nguyên được hưởng lợi từ Dự án.

Hệ thống dữ liệu EYELIKE bao gồm 3 phần chính: Một máy chụp ảnh đáy mắt cầm tay dễ sử dụng được kết nối với điện thoại thông minh;  Ứng dụng điện thoại thông minh có thể chỉnh sửa thông tin dữ liệu bệnh nhân chuẩn xác trong khi mô tả kết quả chuẩn đoán và phác đồ bệnh; và  thuật toán nhận dạng mẫu chuẩn đoán các bệnh về mắt khác nhau từ hình ảnh đấy mắt chụp được từ thiết bị.

Hệ thống dữ liệu EYELIKE là sản phẩm được được hình thành từ Cuộc thi tìm kiếm giải pháp cho tương lai Samsung Tomorrow Solutions. Được tổ chức từ năm 2013, thông qua những ý tưởng được gửi tới cuộc thi Samsung Tomorrow Solutions, Samsung sẽ lựa chọn và đầu tư để biến những ý tưởng có ích cho cộng đồng trở thành những sản phẩm công nghệ hiện hữu trên thực tế. Ý tưởng về EYELIKE được gửi tới Cuộc thi Samsung Tomorrow Solutions 2016 từ các chuyên gia y tế của Dự án Phòng chống Mù lòa (Project BOM), với mong muốn có thể giúp bất cứ cán bộ y tế nào cũng có thể sử dụng thiết bị để chuẩn đoán sớm các bệnh về mắt nghiêm trọng, từ đó có thể ngăn ngừa mù lòa cho người dân ở cộng đồng. Project BOM được thành lập theo sáng kiến của Bệnh viện Severance thuộc Hệ thống Y tế Đại học Yonsei.

 Sau khi đạt giải thưởng về Ý tưởng năm 2017 và Tác động cộng đồng năm 2018 tại cuộc thi Samsung Tomorrow Solutions, Samsung đã hỗ trợ về công nghệ và tài chính để hoàn thiện hệ thống EYELIKE, đồng thời tiếp tục hợp tác với Dự án Phòng chống Mù lòa để triển khai EYELINE tại các nước đang phát triển, nơi còn thiếu những thiết bị hiện đại chăm sóc sức khỏe nhãn khoa cho người dân.

N. Huyền

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !