Những bí mật về lịch sử bánh Trung thu

Có vị ngọt thanh cùng hình dạng đặc trưng, bánh Trung thu từ lâu được đại diện cho tình thân và sự sum họp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về nguồn gốc và lịch sử của bánh Trung thu.

Tết Trung thu với người Việt Nam là cái tết lớn thứ 3 trong năm (sau Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực và Tết Đoan ngọ). Một trong những món ăn đặc trưng của Trung thu đó chính là bánh nướng, bánh dẻo.

Bánh Trung thu có hình dạng vuông và tròn, nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và được truyền bá đến Việt Nam.

Có tích cổ kể lại rằng, cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh tụ là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn khởi nghĩa nông dân chấm dứt giai đoạn thống trị của nhà Nguyên và lập ra nhà Minh.

Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những chiếc bánh hình tròn, trong những chiếc bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8 âm lịch.

Về sau người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy.

Lại có tích rằng, bánh này lại có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi là bánh Nguyệt. Theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư.

Bánh này có thể coi như là thủy tổ của bánh Trung thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào.

Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh Hồ đào.

Loại bánh này còn xuất hiện trong đời sống người dân kéo dài cho đến triều đại nhà Đường (618-907 SCN).

Trong một lễ hội chào đón trăng rằm, Hoàng đế Đường Huyền Tông đã ăn thử một miếng bánh này và vô cùng ngạc nhiên trước hương vị của nó.

Dương Quý Phi lúc này nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lấy tên loại bánh này liên quan đến trăng, dịch ra có nghĩa là bóng trăng.

Bánh Trung thu thực chất có nhiều tên. Trước đây nó được gọi là bánh Hồ, bánh hoàng tộc hoặc bánh đoàn viên được sử dụng trong một nghi thức đón mặt trăng của người trung cổ.

Về sau khi lịch sử phát triển, bánh Trung thu trở thành quà tặng quà biếu.

Hương vị đặt trưng của món bánh này trong đêm trăng sáng đã làm nên biết bao giá trị đẹp, giúp con người có thể sum họp, đoàn viên hạnh phúc bên nhau, dù đi đâu về đâu, đến ngày Rằm tháng 8 hãy quay về với gia đình của mình để cùng nhau họp mặt, vui vầy.

Ở Việt Nam bánh Trung thu gồm hai loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng.

Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn.

Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng thu tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa "đoàn viên gia đình" sắt son không nhuốm màu vụ lợi.

Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và thân bánh.

Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối có mùi vani hay sầu riêng; nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt lợn, vi yến, dừa, hạt dưa, ngó sen, bí đao…

Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn. Vị mặn của trứng muối chính là những khó khăn vấp ngã trong cuộc sống mà mỗi con người đều phải trải qua.

Thế nhưng dù có thế nào, những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta và trao cho ta vị ngọt của tình thương.

Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của bánh Trung thu trong dịp lễ đặc biệt vào ngày Rằm tháng 8.

Theo Người đưa tin
Từ khóa: Trung thu bánh nướng bánh dẻo cách nướng bánh cách làm bánh Trung thu bánh Trung thu

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !