Những “cha hiền” mầm non giữa Sài Gòn

Có người mới vào nghề vài năm, có người đã gắn bó 13-14 năm nhưng những người thầy dạy trẻ mầm non đó chưa từng hối hận với lựa chọn của mình.

Một ngày mới của thầy Duy bắt đầu bằng việc cùng học, cùng chơi với trẻ

Chuyển hướng từ công nghệ sinh học sang… giáo dục mầm non

Năm học 2019-2020, là năm thứ hai thầy giáo trẻ Thái Hồng Duy gắn bó với ngôi trường Mầm non 19/5 Thành phố (quận 1, TP.HCM). Khi học lớp 12, ban đầu Duy dự tính thi khối B ngành Công nghệ sinh học, nhưng đến khi làm hồ sơ dự thi, Duy nộp vào khoa… Giáo dục mầm non Trường Đại học Sài Gòn. Quyết định này của Duy khiến tất cả bạn bè, thầy cô đều bất ngờ, ai cũng hỏi vì sao lại đổi ngành?

Duy đã đắn đo, suy nghĩ rất nhiều trước khi nộp hồ sơ dự thi, bởi đây là ngành rất đặc thù, gần như chỉ dành riêng cho phụ nữ. Rất may, Duy được gia đình, đặc biệt là mẹ rất ủng hộ và động viên “nếu con yêu thích, con hãy theo đuổi nó đến cùng”.

Thầy Duy chăm sóc trẻ ăn sáng

Còn với thầy Nguyễn Phương Bình, đây là năm thứ 14 anh gắn bó với Trường Mầm non 1 (quận 5). Anh cũng là một trong những gương mặt giáo viên tiêu biểu của TPHCM nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2019.

Từ năm lớp 11, Bình đã rất thích chơi với các cháu, với các bé hàng xóm và thật sự bị thu hút trước sự hồn nhiên, ngây thơ và thông minh của trẻ nhỏ. Tự đánh giá thấy mình có khả năng chăm sóc và dạy các cháu nên Bình xác định sẽ trở thành giáo viên mầm non.

Thầy Nguyễn Phương Bình tâm sự : “Gia đình chưa kịp mừng khi con theo Sư phạm thì "choáng" khi nghe con chọn Mầm non. Rồi đến bạn bè cũng bất ngờ, cũng can ngăn không chỉ vì những lý do thông thường như giáo viên mầm non vất vả, thu nhập thấp mà chủ yếu cho rằng đó là nghề dành cho nữ giới”.  Cho đến khi đi học Sư phạm, thầy Bình cũng là "độc đinh" trong lớp, thậm chí trong cả khối.

Thầy Nguyễn Phương Bình đã gắn bó với trẻ mầm non gần 14 năm

Thầy cũng biết tết tóc, dạy trẻ múa hát

Nhắc đến giáo viên mầm non, mọi người đều hiểu người giáo viên phải chịu khó, khéo léo, tỉ mỉ… khi dỗ dành, chăm sóc, dạy dỗ đứa trẻ, những tố chất thường “làm khó” cho phái mạnh, vì thế những người thầy dạy mầm non như thầy Bình, thầy Duy luôn là sự bất ngờ thú vị và đáng yêu.

Lúc mới vào nghề, thầy Duy được phân làm giáo viên dạy lớp nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi). Khi mới vào lớp, thầy không khỏi lo lắng vì không biết trẻ sẽ đón nhận “thầy” chứ không phải “cô” như thế nào, rồi trẻ quấy khóc nhiều, Duy phải học từ cách vỗ về, bế bồng dỗ trẻ. Mỗi ngày trôi qua, quen dần với công việc, Duy học các cô đồng nghiệp cách tết tóc cho bé gái, rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, cách giao tiếp… bởi theo thầy Duy, đây là bậc học vô cùng quan trọng, làm nền tảng bước đầu cho những cấp học tiếp theo. Là “mì chính cánh” duy nhất của trường, thầy Duy cũng rất tích cực tham gia công việc như làm MC, hát và thậm chí tham gia múa phụ họa.

Thầy cũng khéo léo, nhẹ nhàng, tỉ mỉ không thua gì các cô giáo mầm non

Thời gian đầu khi mới ra trường, thầy Nguyễn Phương Bình cũng được phân công về lớp nhà trẻ, việc chăm sóc phức tạp, khó khăn hơn do các cháu chưa biết tự làm vệ sinh cá nhân. Lên lớp vài hôm, thầy Bình cũng... hết hồn, thậm chí đã có lúc thầy nghĩ đến chuyện nghỉ việc. Nhưng rồi, tiếp xúc với trẻ, các em rất tình cảm, nhanh quý mến người khác nên đã tiếp thêm "sức đề kháng" cho thầy.

So với đồng nghiệp nữ, thầy cũng gặp những trở ngại nhất định. Có trẻ ban đầu còn lạ lẫm, cô giáo đón không sao nhưng thấy thầy là khóc thét đòi mẹ; rồi nhiều công việc như tết tóc cho các bé gái thì thầy luống cuống hơn. Rồi ngay cả phụ huynh, chủ yếu là các bà mẹ đưa đón con, lúc đầu cũng ngại trao đổi với thầy về những vấn đề của trẻ.

Nhưng bằng tình yêu, sự kiên nhẫn với trẻ, dần dần, thầy Bình không còn nề hà bất cứ công việc nào, từ những công việc tỉ mỉ như lau dọn đồ chơi, cọ nhà vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, trang điểm, múa hát cho các bé... đến các công việc cần sức của người đàn ông trong trường như bê bàn ghế, lau dọn, sửa quạt…

Những người thầy dạy trẻ mầm non cho biết, khi dạy các con cần nhất là sự kiên nhẫn, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, dễ thương, phải nhẹ nhàng và tự mình sắm vai như một người bạn của trẻ để hiểu trẻ hơn. Điều quan trọng nhất, là yêu trẻ bằng cả trái tim mình.

Khi thật tâm yêu nghề, gắn bó với nghề, yêu trẻ thì không còn sự phân biệt giới tính. Thậm chí "ông thầy" còn có ưu điểm vừa làm mẹ nhưng cũng vừa làm người cha. Nhiều phụ huynh lo ngại khi thầy chăm sóc trẻ gái, nhưng các thầy cho biết, trong lớp luôn có 2 giáo viên, cô giáo sẽ phụ trách việc thay đồ, vệ sinh cho bé gái, còn thầy sẽ phụ trách các bé trai.

"Mỗi ngày trôi qua, được chơi, được vui đùa, dạy bảo các con là điều tôi cảm thấy rất vui. Trẻ con rất vô tư, hồn nhiên, khi mình dành cho trẻ sự yêu thương từ trái tim mình, trẻ cũng đáp lại bằng tình yêu thương ấy. Kết thúc một ngày làm việc, bằng nụ cười hồn nhiên, cái vẫy tay chào của trẻ... là điều rất tuyệt vời", thầy Bình tâm sự.

Bạch Dương
Từ khóa: thầy giáo dạy mầm non người thầy dạy trẻ mầm non cha hiền mầm non

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !