Ngày ông Công ông Táo 2020 là ngày bao nhiêu? Cúng ông Công ông Táo ngày nào?

Cứ vào cuối năm, trước khi đón Tết Nguyên đán là mọi nhà lại rộn ràng chuẩn bị cho Tết ông Công ông Táo hay gọi là Tết Táo quân. Vậy ngày ông Công ông Táo là ngày bao nhiêu của năm Dương lịch 2020? Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào?

Tết ông Công ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân, là ngày Táo Quân lên trời.

Ông công ông Táo là ai?

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông, 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn quen gọi 3 vị thần này là Táo quân hoặc ông Táo.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu xoay quanh 3 người là Trọng Cao, Thị Nhi (vợ Trọng Cao) và Phạm Lang.

Theo sự tích truyền lại thì vợ chồng Trọng Cao và Thị Nhi sống với nhau đã lâu không có con nên 2 vợ chồng sinh ra buồn phiền dẫn đến việc hay cãi cọ nhau. Một hôm Trọng Cao tức giận đã đánh Thị Nhi, sau đó Thị Nhi bỏ nhà đi rồi gặp Phạm Lang rồi lấy Phạm Lang làm chồng.

Khi Trọng Cao đi tìm vợ nhưng tìm mãi không thấy, tiền bạc mang theo đã tiêu hết nên đành phải vừa đi xin ăn vừa tìm vợ. Và khi Trọng Cao đến nhà Phạm Lang xin ăn thì gặp Thị Nhi, và 2 bên đã nhận ra nhau, Thị Nhi tỏ ra hối hận vì đã bỏ nhà ra đi và lấy Phạm Lang.

Do lo sợ Phạm Lang trở về biết được sự tình nên khi thấy Phạm Lang trở về, Thị Nhi đã bảo Trọng Cao trốn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang không biết nên ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng và Trọng Cao bị chết thiêu. Thị Nhi thấy vậy nên đã nhảy vào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang không hiểu nguyên do khi thấy Thị Nhi nhảy vào đống rơm đang cháy nên cũng nhảy theo cùng vợ và cả 3 người đều chết.

Linh hồn của ba người được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc: Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp với danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân; Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa với danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần; Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa với danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Đây chính là vua bếp gồm 3 vị thần táo bà và hai táo ông, họ cũng chính là vị thần quyết định phước đức cho gia đình.

Bàn thờ Táo Quân thường đặt gần bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công ông Táo". Theo quan niệm của người Việt, việc Táo Quân lên trời là nhằm báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.

Vậy ngày ông Công ông Táo 2020 là ngày bao nhiêu?

Ngày 23 tháng Chạp năm 2019 sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 17 tháng 1 năm 2020. Như vậy, Tết ông Công ông Táo năm nay chính là ngày 17/1/2020.

Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào?

Theo  truyền thống dân gian Việt Nam, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hằng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch).

Nhiều người cho rằng, cúng Táo Quân vào ngày 22 tháng Chạp cũng được vì đó là thời gian trước khi Ông Công, Ông Táo về Thiên đình bẩm báo, với hàm ý để các vị Táo Quân có thời gian chuẩn bị chu đáo. Tuy nhiên cũng có người chọn cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp. Hoặc cũng có người chọn đúng ngày 23 tháng Chạp để cúng, vào trưa ngày 23, giờ Ngọ (từ 11 - 13h), vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.

Vậy cúng ông Công ông Táo 2020 vào ngày nào?

Thông thường, thời gian cúng ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Bởi đây được coi là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời.

Năm 2020, ngày 23 tháng Chạp âm lịch rơi vào thứ Sáu, nhiều người vẫn phải đi làm, vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 21 và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp.

PV (t/h)

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !