Quảng Ninh phối hợp lực lượng chống các thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại

Các lực lượng phòng chống gian lận thương mại tại Quảng Ninh luôn phải căng mình căng sức để đấu tranh với các hành vi gian lận, chống thất thu ngân sách, đảm bảo tốt yêu cầu công tác quản lý.

Lợi dụng địa hình hiểm trở, tài nguyên nằm rải rác, xen kẽ với dân cư, đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại dùng nhiều thủ đoạn để vận chuyển, kinh doanh trái phép khoáng sản, hàng hóa. Các lực lượng phòng chống gian lận thương mại tại Quảng Ninh luôn phải căng mình căng sức để đấu tranh với các hành vi gian lận, chống thất thu ngân sách, đảm bảo tốt yêu cầu công tác quản lý.

Quảng Ninh tăng cường Kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng chống hoạt động buôn lậu khoáng sản đạt kết quả.

Quảng Ninh là vùng mỏ giàu tài nguyên, song do công tác kiểm soát, quản lý từ đầu nguồn của doanh nghiệp ngành than một số nơi chưa chặt chẽ, tạo nguồn than trôi nổi, do địa bàn rộng, hiểm trở, khai trường ở vị trí xen kẹt khu dân cư, chi phí lớn cho các hoạt động kiểm soát, xử lý các điểm vi phạm…  ảnh hưởng đến hiệu quả phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

Do lợi nhuận bất chính lớn nên các đối tượng gian lận luôn thay đổi các phương thức thủ đoạn khiến cơ quan chức năng rất khó phát hiện, bắt giữ.

Báo cáo của Cục Hải quan Quảng Ninh cho biết, lũy kế từ 01/01-15/11/2018, Hải quan Quảng Ninh đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 23 vụ kinh doanh, vận chuyển trái phép khoáng sản; trị giá hàng hóa vi phạm là 1,301 tỷ đồng.

Trong đó, có 7 vụ vận chuyển 625,11 tấn than cám các loại, trị giá 409,7 triệu đồng; 1 vụ vận chuyển 157,05 tấn than phụ phẩm, trị giá 20 triệu đồng; 15 vụ vận chuyển 7.201,64 m3 cát (xây trát, san lấp), trị giá 861,3 triệu đồng.

Tình hình mua bán, vận chuyển trái phép than, các sản phẩm ngoài than trôi nổi, không rõ nguồn gốc giữa các khu vực trên địa bàn tỉnh với các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hải Dương vẫn xảy ra với những thủ đoạn khác nhau, gây khó khăn cho công tác phát hiện, đấu tranh của các lực lượng chức năng.

Lợi dụng các tuyến đường thủy nội địa hoặc tuyến thủy nội địa giữa tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh, thành giáp ranh..., đối tượng vận chuyển, khai thác cát trái phép và tập trung tại các dự án nạo vét luồng lạch, địa bàn huyện Vân Đồn, Hạ Long.

Dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song theo đánh giá của đại diện Ban chỉ đạo 389, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý, duy trì trật tự kỷ cương trong khai thác, vận chuyển, kinh doanh than trên địa bàn; tập trung lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, san lấp các bến bãi tự phát không được cấp phép từ khu vực Mông Dương đến Đông Triều, do đó hoạt động mua bán, vận chuyển than và các sản phẩm ngoài than không rõ nguồn gốc đi các tỉnh khác tiêu thụ giảm rõ rệt, không xảy ra các điểm nóng và vụ việc phức tạp.

Bên cạnh đó, các ngành, lực lượng chức năng địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ, tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về buôn lậu, kinh doanh, vận chuyển than trái phép.

Riêng đối với lực lượng hải quan, trên cơ sở bám sát kế hoạch chung của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, BCĐ 389 tỉnh Quảng Ninh, Hải quan Quảng Ninh tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình địa bàn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, hai bên cánh gà cửa khẩu, các đường mòn, lối mở, các kho, điểm tập kết trái phép hàng hóa khu vực các chợ, trung tâm thương mại…  Từ đó, kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý triệt để các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Thời điểm các tháng cuối năm 2018 và dịp Tết Kỷ Hợi 2019, Hải quan Quảng Ninh tập trung kiểm soát tốt địa bàn hoạt động hải quan, thực hiện nghiêm quy trình, thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu; triển khai đồng bộ các giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách. Đặc biệt, tập trung đấu tranh với hành vi buôn lậu, gian lận những mặt hàng có giá trị lớn như tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim loại quý, thuốc lá điếu, điện thoại di động.

UBND tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị kiểm soát tốt các hoạt động tại cửa khẩu, cảng biển; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, giảm chi phí cho doanh nghiệp nhằm tăng thu và chống thất thu ngân sách nhà nước đồng thời phải đảm bảo tốt yêu cầu công tác quản lý.

Ngân Khánh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !