Bệnh nhân khiến người Pháp 11 năm tranh cãi về quyết định 'sống hay chết'

Gia đình Lambert và người dân Pháp chia làm hai phe, tranh cãi có nên để Vincent Lambert 11 năm sống thực vật được "chết êm ái".
Chiều 29/9/2008, Vincent Lambert, điều dưỡng viên tại bệnh viện tâm thần, tỉnh dậy từ giấc ngủ trưa. Người đàn ông 32 tuổi ôm con gái hai tháng tuổi, nói yêu vợ rồi lên đường đi làm. Lambert chẳng thể ngờ chỉ ít phút nữa, anh sẽ gặp tai nạn môtô kinh hoàng khiến cuộc sống của mình mãi mãi thay đổi. Trên báo chí, câu chuyện về Vincent Lambert nhanh chóng trở thành "vụ việc Lambert", cuộc chiến xung quanh vấn đề sống hay chết của anh đã khiến không chỉ gia đình mà cả nước Pháp chia rẽ.

Vincent Lambert trước tai nạn. Ảnh: Le Figaro.


Trước khi trở thành chủ đề gây tranh cãi hơn một thập kỷ, Lambert trải qua tuổi thơ không bình thường. Là kết quả của một mối quan hệ vụng trộm, cậu bé Vincent được người chồng đầu tiên của mẹ, bà Viviane, nuôi nấng đến năm 6 tuổi nên mang họ Philippon. Sau này, khi ông Pierre Lambert chính thức kết hôn với bà Viviane, Vincent mới đổi họ thành Lambert.

Theo Rachel - vợ của anh, Lambert tự mô tả tuổi thơ của mình là "ngột ngạt, phức tạp". Bề ngoài, Lambert cao lớn ưa nhìn với mái tóc nâu và đôi mắt hạt dẻ, rất biết quan tâm đến người khác. Bên trong, anh lại là người hướng nội, thích ở một mình. Lambert ưa cuộc sống yên thích, hay ở nhà, muốn thưởng thức phim ảnh và những bữa tối ngon lành thay vì tiệc tùng.

Hai tháng trước tai nạn, vợ chồng Vincent Lambert đón chào con gái nhỏ. Lambert từng quyết không có con nhưng thay đổi sau khi gặp Rachel.

Năm 2009, sau một năm điều trị ở Trung tâm Thức tỉnh Berck-sur-Mer, Vincent Lambert được chuyển đến Bệnh viện Sébastopol ở Reims. Kể từ năm 2011, bệnh nhân bất động trong trạng thái "ý thức tối thiểu", thở không cần dùng máy nhưng không thể nuốt và phải ăn qua ống dẫn truyền.

Bốn năm sau, suốt 6 tháng, đội ngũ y tế tiến hành 87 buổi trị liệu ngôn ngữ để cố gắng thiết lập phương pháp giao tiếp với Lambert. Tuy nỗ lực này thất bại, các nhân viên chăm sóc nhận thấy bệnh nhân có các biểu hiện mà theo họ là "phản đối chăm sóc và muốn được ra đi".

Vincent Lambert và bố mẹ. Ảnh: InfoVaticana.


Dựa vào phát hiện trên và tiên lượng xấu về chức năng thần kinh của Lambert, các bác sĩ đề nghị "cái chết êm ái" cho bệnh nhân. Ngày 10/4/2013, đội ngũ y tế ở Bệnh viện Sébastopol kết luận việc duy trì sự sống cho Lambert là "sự cố chấp vô lý", quyết định truyền đồ ăn và nước uống. Tuy nhiên, do chỉ đạt được sự thống nhất với vợ Lambert, quyết định này của Bệnh viện Sébastopol nhanh chóng bị hủy bỏ.

Tháng 9/2013, Bệnh viện Sébastopol một lần nữa đề xuất chấm dứt sự sống của Vincent Lambert. Từ đây, cuộc chiến pháp lý nổ ra. Đội ngũ y tế, Rachel, cháu trai, 6 anh chị em của Lambert đối đầu với vợ chồng Viviane và Pierre Lambert cùng hai đứa con khác.

11 năm trôi qua, số phận Lambert vẫn chưa ngã ngũ. Bố mẹ anh tìm cách giữ mạng sống của con trai bất chấp kết luận của bác sĩ, còn Rachel khẳng định ước muốn của chồng là được ra đi thay vì sống thực vật.

"Với anh ấy, nằm trên giường suốt từng ấy năm thật vô nghĩa. Ý muốn của anh ấy rất rõ ràng. Anh ấy thà ra đi sớm còn hơn sống lay lắt như một mớ rau", Rachel nói. Con gái của hai vợ chồng hiện đã 10 tuổi và được mẹ bảo vệ khỏi những rắc rối pháp lý liên quan đến người cha mà bé chẳng có cơ hội biết rõ.

Vụ việc Lambert cũng khiến dân Pháp cũng chia làm hai: một bên ủng hộ để anh ra đi còn bên kia, với niềm tin Thiên Chúa giáo, cho rằng Lambert nên được sống. Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra từ năm 2015 đến 2019 nhằm kêu gọi đội ngũ y tế tiếp tục chăm sóc Lambert.

Bà Viviane, mẹ Vincent Lambert (áo trắng) dẫn đầu đoàn biểu tình kêu gọi tiếp tục sự sống cho Lambert năm 2015. Ảnh: AFP.


Nhằm giữ mạng sống cho con trai, bố mẹ Lambert đệ đơn kiện lên Tòa án Nhân quyền châu Âu và kêu gọi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron can thiệp song kết quả không như ý muốn. Tòa án Nhân quyền châu Âu kết luận bệnh viện không vi phạm quyền sống của bệnh nhân trong khi ông Macron cho rằng mình không thể quyết định trường hợp này.

Ngày 20/5, sau khi xem xét yêu cầu của Ủy ban Quyền Người Tàn tật thuộc Liên Hợp Quốc, Tòa Phúc thẩm Paris bất ngờ ra lệnh cho các bác sĩ tại Reims tiếp tục duy trì sự sống của Lambert. Trước đó 12 tiếng, Bệnh viện Sébastopol ở Reims nơi tiếp nhận Lambert bắt đầu ngừng truyền thức ăn, nước uống và cho bệnh nhân dùng thuốc an thần.

Đến cuối tháng 6, Tòa Phá án, cơ quan có thẩm quyền cuối cùng cho các vụ án dân sự và hình sự ở Pháp, xóa bỏ phán quyết của Tòa Phúc thẩm Paris và cho phép đội ngũ y tế ngừng chăm sóc Vincent Lambert. Ngày 2/7, các bác sĩ một lần nữa ngừng cho Lamber ăn uống để anh có thể ra đi. Hiện chưa rõ lúc nào là giờ phút cuối cùng trong đời của Vincent Lambert.

Theo VNE

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !